1/6 âm lịch 2024 là ngày mấy dương? Mùng 1 tháng 6 âm 2024 rơi vào thứ mấy?

1/6 âm lịch 2024 là ngày mấy dương? Mùng 1 tháng 6 âm 2024 rơi vào thứ mấy? Thắp hương tại lễ hội vào mùng 1 tháng 6 liệu có bị phạt không?

1/6 âm lịch 2024 là ngày mấy dương? Mùng 1 tháng 6 âm 2024 rơi vào thứ mấy?

Căn cứ theo lịch âm lịch năm 2024, 1/6 âm lịch 2024 là ngày 06 tháng 7 năm 2024 Dương lịch. Mặt khác mùng 1 tháng 6 âm 2024 sẽ rơi vào Thứ Bảy của tuần. Ngoài ra, tháng 6 âm lịch 2024 có 29 ngày bắt đầu từ ngày 06/7/2024 Dương lịch (Mùng 1 tháng 6) đến hết ngày 03/8/2024 Dương lịch (29 tháng 6 âm).

1/6 âm lịch 2024 là ngày mấy dương? Mùng 1 tháng 6 âm 2024 rơi vào thứ mấy?

1/6 âm lịch 2024 là ngày mấy dương? Mùng 1 tháng 6 âm 2024 rơi vào thứ mấy? (Hình từ Internet)

Thắp hương tại lễ hội vào mùng 1 tháng 6 liệu có bị phạt không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về tổ chức lễ hội như sau:

Điều 14. Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định;
b) Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội;
c) Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích;
......

Đồng thời, theo Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:

Điều 5. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
....
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Thông qua quy định trên, pháp luật hiện hành không quy định xử phạt việc thắp hương tại lễ hội vào mùng 1 tháng 6. Tức là người dẫn vẫn được thắp hương tại lễ hội. Tuy nhiên, trường hợp thắp hương vào mùng 1 tại lễ hội không đúng nơi quy định bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng. Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức có cùng vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam như thế nào?

Theo quy định Điều 8 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam như sau:

[1] Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

[2] Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền:

- Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;

- Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;

- Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo;

- Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;

- Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.

[3] Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Dương Thanh Trúc
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào