Tăng vốn điều lệ doanh nghiệp nhà nước có bắt buộc phải được Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định không?

Tăng vốn điều lệ doanh nghiệp nhà nước có bắt buộc phải được Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định không?

Tăng vốn điều lệ doanh nghiệp nhà nước có bắt buộc phải được Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định không?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 10 Nghị định 91/2015/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 6 Điều 2 Nghị định 140/2020/NĐ-CP; bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 32/2018/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục lập, phê duyệt phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đang hoạt động như sau:

Điều 10. Trình tự, thủ tục lập, phê duyệt phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đang hoạt động
......
4. Căn cứ ý kiến tham gia bằng văn bản của cơ quan tài chính cùng cấp, cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoàn chỉnh hồ sơ để cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo thẩm quyền quy định tại Điều 15 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp trừ trường hợp quy định tại khoản 6 điều này, cụ thể:
a) Đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, Quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp và Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
b) Đối với doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với các doanh nghiệp này. Căn cứ nội dung phê duyệt chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ cho các doanh nghiệp theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
c) Trường hợp đầu tư bổ sung vốn điều lệ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, Quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp và Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp có mức vốn bổ sung tương đương với mức vốn của dự án quan trọng quốc gia, cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, báo cáo Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ.
....
6. Đối với trường hợp đầu tư bổ sung vốn điều lệ chỉ sử dụng nguồn Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải có phương án báo cáo Bộ Tài chính (kèm theo hồ sơ lập theo quy định tại khoản 1 Điều này) để thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Thông qua quy định trên, trường hợp tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (doanh nghiệp nhà nước) thì phải được Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định trong các trường hợp cụ thể như sau:

[1] Doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập: Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án đầu tư tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, Quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp và Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.

[2] Doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý: Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư tăng vốn điều lệ đối với các doanh nghiệp này.

[3] Tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, Quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp và Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp có mức vốn bổ sung tương đương với mức vốn của dự án quan trọng quốc gia: Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư và Thủ tướng Chính phủ quyết định phương án đầu tư tăng vốn điều lệ.

[4] Tăng vốn điều lệ hỉ sử dụng nguồn Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp: Phải có phương án báo cáo Bộ Tài chính để thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Tăng vốn điều lệ doanh nghiệp nhà nước có bắt buộc phải được Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định không?

Tăng vốn điều lệ doanh nghiệp nhà nước có bắt buộc phải được Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định không? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm các doanh nghiệp nào?

Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 91/2015/NĐ-CP có cụm từ bị thay thế bởi khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2020/NĐ-CP có quy định doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm các doanh nghiệp như sau:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Vốn điều lệ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành lập mới được xác định theo nguyên tắc nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 91/2015/NĐ-CP có cụm từ bị thay thế bởi khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2020/NĐ-CP, vốn điều lệ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành lập mới được xác định theo nguyên tắc sau:

- Căn cứ quy mô, công suất thiết kế đối với ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Phù hợp với chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển của doanh nghiệp, phù hợp với ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong Đề án thành lập doanh nghiệp.

- Phù hợp với phương án sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Mức vốn điều lệ xác định không thấp hơn mức vốn pháp định của ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Vốn điều lệ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Vốn điều lệ
Hỏi đáp Pháp luật
Vốn điều lệ là gì? Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể tăng vốn điều lệ trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đề nghị thay đổi mức vốn điều lệ của ngân hàng hợp tác xã 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về góp vốn điều lệ bằng tiền mặt? Góp vốn điều lệ bằng tiền mặt được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tăng vốn điều lệ doanh nghiệp nhà nước có bắt buộc phải được Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định không?
Hỏi đáp Pháp luật
Vốn điều lệ của doanh nghiệp thẩm định giá là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ giảm vốn điều lệ công ty cổ phần gồm có những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nâng khống vốn điều lệ bị phạt bao nhiêu tiền? Thời hiệu xử phạt đối với hành vi nâng khống vốn điều lệ là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy đề nghị điều chỉnh vốn điều lệ công ty đầu tư chứng khoán như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vốn điều lệ
Dương Thanh Trúc
1,155 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào