Ban hành Quyết định 1556/QĐ-BYT năm 2024 Công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình?
Ban hành Quyết định 1556/QĐ-BYT năm 2024 Công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình?
Ngày, 6/6/2024, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 1556/QĐ-BYT năm 2024 Công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
Danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình như sau:
Lưu ý: Quyết định 1556/QĐ-BYT năm 2024 có hiệu lực từ ngày 06/6/2024.
Ban hành Quyết định 1556/QĐ-BYT năm 2024 Công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình? (Hình từ Internet)
Dịch vụ công trực tuyến toàn trình là gì?
Tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 42/2022/NĐ-CP quy định về dịch vụ công trực tuyến toàn trình như sau:
Điều 11. Các mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến
1. Cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo 02 mức độ như sau:
a) Dịch vụ công trực tuyến toàn trình: là dịch vụ bảo đảm cung cấp toàn bộ thông tin về thủ tục hành chính, việc thực hiện và giải quyết thủ tục hành chính đều được thực hiện trên môi trường mạng. Việc trả kết quả được thực hiện trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.
b) Dịch vụ công trực tuyến một phần: là dịch vụ công trực tuyến không bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Cơ quan nhà nước ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số tối đa trong quá trình cung cấp và xử lý dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng trừ trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ phải hiện diện tại cơ quan nhà nước hoặc cơ quan nhà nước phải đi thẩm tra, xác minh tại hiện trường theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, dịch vụ công trực tuyến toàn trình là dịch vụ bảo đảm cung cấp toàn bộ thông tin về thủ tục hành chính, việc thực hiện và giải quyết thủ tục hành chính đều được thực hiện trên môi trường mạng. Việc trả kết quả được thực hiện trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.
Quy định về kênh cung cấp dịch vụ công trực tuyến như thế nào?
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 42/2022/NĐ-CP thì kênh cung cấp dịch vụ công trực tuyến được quy định như sau:
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh là thành phần của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh, cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp cho tổ chức, cá nhân.
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải bảo đảm các yêu cầu:
+ Có tên miền thống nhất theo dạng: dichvucong.(tên bộ, địa phương).gov.vn với giao diện ngôn ngữ tiếng Việt, e-services.(tên bộ, địa phương tiếng Anh).gov.vn với giao diện ngôn ngữ tiếng Anh; tên bộ, địa phương đặt theo quy định của pháp luật và sử dụng công nghệ địa chỉ Internet IPv6.
+ Kết nối, tích hợp với Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cổng dịch vụ công quốc gia.
+ Kết nối với Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số.
+ Kết nối với Cổng kết nối dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng để giúp cho tổ chức, cá nhân thực hiện ký số thuận tiện, dễ dàng khi sử dụng các dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
+ Cấu trúc, bố cục, yêu cầu kỹ thuật đối với Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
+ Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng công cụ dùng chung để các cơ quan nhà nước phát triển Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.
- Căn cứ vào điều kiện cụ thể, các cơ quan nhà nước chủ động triển khai các kênh cung cấp dịch vụ công trực tuyến khác sau đây:
+ Mạng xã hội do cơ quan nhà nước cho phép cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo quy định của pháp luật.
+ Ứng dụng trên thiết bị di động của cơ quan nhà nước cho phép cung cấp dịch vụ công trực tuyến được triển khai tập trung, thống nhất, dùng chung trong phạm vi bộ, ngành, địa phương để cung cấp dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước, tránh trùng lặp.
- Cơ quan nhà nước công bố các kênh cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng.
- Các kênh cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Bảo đảm thuận tiện trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.
+ Cho phép tổ chức, cá nhân có thể đánh giá trực tuyến mức độ hài lòng về dịch vụ công trực tuyến được cung cấp. Cơ quan nhà nước bảo đảm tính bí mật, riêng tư của tổ chức, cá nhân đánh giá.
+ Đồng bộ về thông tin, trạng thái xử lý với dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.
- Tổ chức, cá nhân có quyền chọn lựa kênh cung cấp dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng và có trách nhiệm tuân thủ những quy định về sử dụng các dịch vụ công trực tuyến đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?