Mẫu báo cáo hoạt động thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán mới nhất 2024?
- Mẫu báo cáo hoạt động thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán mới nhất 2024?
- Ngân hàng thanh toán báo cáo về hoạt động thanh toán tiền giao dịch chứng khoán cho cơ quan nào?
- Thời hạn báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về hoạt động thanh toán tiền giao dịch chứng khoán như thế nào?
- Khi hoạt động thanh toán tiền giao dịch chứng khoán bị tê liệt thì ngân hàng thanh toán có phải thông báo cho Ủy ban chứng khoán nhà nước không?
Mẫu báo cáo hoạt động thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán mới nhất 2024?
Mẫu báo cáo hoạt động thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán mới nhất 2024 là mẫu tại Phụ lục 6 được ban hành kèm theo Thông tư 119/2020/TT-BTC.
Tải về mẫu báo cáo hoạt động thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán mới nhất 2024 tại đây: tại đây
Mẫu báo cáo hoạt động thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Ngân hàng thanh toán báo cáo về hoạt động thanh toán tiền giao dịch chứng khoán cho cơ quan nào?
Tại khoản 4 Điều 41 Thông tư 119/2020/TT-BTC quy định như sau:
Điều 41. Báo cáo định kỳ
1. Định kỳ hàng tháng các thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp phải gửi báo cáo hoạt động lưu ký chứng khoán, thành viên bù trừ phải gửi báo cáo hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo nội dung quy định tại quy chế hoạt động nghiệp vụ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
2. Định kỳ hàng năm, ngân hàng thanh toán phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đáp ứng đủ điều kiện làm ngân hàng thanh toán theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Định kỳ 06 tháng, thành viên lưu ký và thành viên bù trừ là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đáp ứng đủ điều kiện đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán và điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo mẫu quy định tại các Phụ lục IV, V ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm, ngân hàng thanh toán phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về hoạt động thanh toán tiền giao dịch chứng khoán của ngân hàng thanh toán theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Như vậy, định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm, ngân hàng thanh toán phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về hoạt động thanh toán tiền giao dịch chứng khoán của ngân hàng thanh toán.
Thời hạn báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về hoạt động thanh toán tiền giao dịch chứng khoán như thế nào?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 41 Thông tư 119/2020/TT-BTC thì thời hạn báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về hoạt động thanh toán tiền giao dịch chứng khoán được quy định như sau:
- Báo cáo tháng gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 10 ngày đầu của tháng tiếp theo;
- Báo cáo quý gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 20 ngày đầu của tháng đầu tiên trong quý tiếp theo;
- Báo cáo 06 tháng gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 45 ngày đầu kể từ ngày kết thúc 06 tháng đầu năm;
- Báo cáo năm gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 90 ngày đầu của năm tiếp theo.
Khi hoạt động thanh toán tiền giao dịch chứng khoán bị tê liệt thì ngân hàng thanh toán có phải thông báo cho Ủy ban chứng khoán nhà nước không?
Tại khoản 2 Điều 42 Thông tư 119/2020/TT-BTC quy định như sau:
Điều 42. Báo cáo bất thường
1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn tối đa 24 giờ kể từ khi xảy ra các sự kiện sau đây;
a) Đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán, đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán của thành viên;
b) Thu hồi Giấy chứng nhận thành viên lưu ký, Giấy chứng nhận thành viên bù trừ; chấm dứt hoạt động lưu ký chứng khoán của chi nhánh công ty chứng khoán, chi nhánh ngân hàng thương mại;
c) Cung cấp thông tin theo chế độ mật cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán bị tê liệt một phần hay toàn bộ.
2. Ngân hàng thanh toán phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam ngay lập tức khi hoạt động thanh toán tiền giao dịch chứng khoán bị tê liệt một phần hay toàn bộ.
...
Như vậy, trường hợp hoạt động thanh toán tiền giao dịch chứng khoán bị tê liệt một phần hay toàn bộ, ngân hàng thanh toán phải báo cáo ngay cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam qua hình thức bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng công ty Bưu điện Việt Nam được hoạt động theo hình thức doanh nghiệp nào?
- Ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông?
- 29 tháng 11 là ngày gì? Ngày 29 tháng 11 là thứ mấy? 29 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024?
- Lịch nghỉ tết tây 2025 người lao động được nghỉ mấy ngày?
- Đáp án tuần 4 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2024?