Người đồng tính có được tổ chức đám cưới với nhau không?

Người đồng tính có được tổ chức đám cưới với nhau không? Cá nhân có quyền được xác định lại giới tính của mình không? Cha mẹ có hành vi chì chiết giới tính bị phạt như thế nào?

Người đồng tính có được tổ chức đám cưới với nhau không?

Đám cưới là một phong tục văn hóa trong hôn nhân nhằm thông báo rộng rãi về sự chấp nhận hoặc sự chứng kiến của gia đình, xã hội hay tôn giáo về cuộc hôn nhân của một cặp đôi và việc tổ chức đám cưới có thể được coi là một việc hệ trọng của một cặp đôi.

Theo quy định của pháp luật hiện hành về hôn nhân đồng giới tại khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Theo đó, pháp luật hiện hành không thừa nhận hôn nhân đồng giới, tuy nhiên, pháp luật không hề cấm hôn nhân đồng giới.

Đồng thời, việc tổ chức đám cưới nhằm mục đích là thông báo rộng rãi về sự chấp nhận hoặc sự chứng kiến của gia đình, xã hội hay tôn giáo về cuộc hôn nhân của một cặp đôi mà không phải là một quy định trong luật.

Do đó, mặc dù pháp luật không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới nhưng bản thân họ hoàn toàn có quyền tổ chức đám cưới để thông báo cho tất cả mọi người biết về hôn lễ của mình.

Người đồng tính có được tổ chức đám cưới với nhau không? Cá nhân có quyền được xác định lại giới tính của mình không?

Người đồng tính có được tổ chức đám cưới với nhau không? Cá nhân có quyền được xác định lại giới tính của mình không? (Hình từ Internet)

Cha mẹ có hành vi chì chiết giới tính của con đồng tính bị phạt như thế nào?

Tại Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình như sau:

Điều 54. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh đối với hành vi quy định tại các điểm a và c khoản 2 Điều này.

Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Điều 4. Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Như vậy, cha, mẹ có hành vi chì chiết giới tính của con đồng tính sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Ngoài ra, cha, mẹ vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc xin lỗi công khai khi con có yêu cầu.

Cá nhân có quyền được xác định lại giới tính của mình không?

Tại Điều 36 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền xác định lại giới tính như sau:

Điều 36. Quyền xác định lại giới tính
1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.
Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.
2. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

Như vậy, cá nhân có quyền xác định lại giới tính của mình nếu giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.

Người đồng tính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người đồng tính
Hỏi đáp Pháp luật
Người đồng tính có được tổ chức đám cưới với nhau không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người đồng tính
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
262 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người đồng tính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào