Luật tố tụng hành chính mới nhất là luật nào? Cơ quan nào có thẩm quyền tiến hành tố tụng hành chính?
Luật tố tụng hành chính mới nhất là luật nào?
Ngày 25/11/2015, Quốc hội ban hành Luật Tố tụng hành chính 2015 và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2016.
Tính đến tháng 6/2024 thì chưa có văn bản nào thay thế Luật Tố tụng hành chính 2015. Do đó Luật tố tụng hành chính mới nhất 2024 là Luật Tố tụng hành chính 2015.
Các văn bản hướng dẫn Luật tố tụng hành chính mới nhất là:
- Công văn 55/TANDTC-PC năm 2018 về tiêu chí xác định vụ việc hòa giải thành, đối thoại thành
- Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 92/2015/QH13, Luật tố tụng hành chính 93/2015/QH13 về gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử
- Công văn 18/UBTVQH14-TP năm 2016 hướng dẫn thực hiện Điều 60 Luật tố tụng hành chính
- Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC quy định việc phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân trong việc thi hành quy định của Luật tố tụng hành chính
- Nghị định 71/2016/NĐ-CP Quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án
- Nghị quyết 104/2015/QH13 về thi hành Luật tố tụng hành chính.
Luật tố tụng hành chính mới nhất là luật nào? Cơ quan nào có thẩm quyền tiến hành tố tụng hành chính? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính là gì?
Tại Điều 22 Luật Tố tụng hành chính 2015 có quy định về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính như sau:
- Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.
- Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
- Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự.
- Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- Người tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan có người có hành vi vi phạm pháp luật đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Cơ quan nào có thẩm quyền tiến hành tố tụng hành chính?
Tại Điều 36 Luật Tố tụng hành chính 2015 có quy định cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng như sau:
Điều 36. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
1. Các cơ quan tiến hành tố tụng hành chính gồm có:
a) Tòa án;
b) Viện kiểm sát.
2. Những người tiến hành tố tụng hành chính gồm có:
a) Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;
b) Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
Như vậy, có 02 cơ quan có thẩm quyền tố tụng hành chính bao gồm:
- Tòa án
- Viện kiểm sát
Người tham gia tố tụng hành chính gồm có những ai?
Tại Điều 53 Luật Tố tụng hành chính 2015 có quy định người tham gia tố tụng như sau:
Điều 53. Người tham gia tố tụng
Người tham gia tố tụng hành chính gồm đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch.
Như vậy, người tham gia tố tụng hành chính gồm có:
- Đương sự
- Người đại diện của đương sự
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
- Người làm chứng
- Người giám định
- Người phiên dịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách xác thực sinh trắc học trên MoMo để tránh bị ngừng giao dịch từ 2025?
- 056 là mã căn cước tỉnh nào trên thẻ Căn cước?
- Lịch vạn niên 2025 - Lịch âm 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025? Tết Âm lịch 2025 rơi vào thứ mấy trong tuần?
- Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 chất thải rắn sinh hoạt được phân thành mấy loại?
- Mẫu biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Thông tư 72 từ 01/01/2025?