Tra cứu Số điện thoại Phòng cảnh sát PCCC 63 tỉnh thành cập nhật mới nhất 2024?
Tra cứu Số điện thoại Phòng cảnh sát PCCC 63 tỉnh thành cập nhật mới nhất 2024?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 22/2014/TT-BTTTT quy định số dịch vụ mạng viễn thông cố định mặt đất như sau:
Điều 13. Số dịch vụ mạng viễn thông cố định mặt đất
1. Số dịch vụ khẩn cấp được quy hoạch theo nguyên tắc sau:
a) Có độ dài 3 chữ số;
b) Có cấu trúc cụ thể như sau: 112 là số dịch vụ gọi tìm kiếm, cứu nạn; 113 là số dịch vụ gọi Công an; 114 là số dịch vụ gọi Cứu hoả; 115 là số dịch vụ gọi Cấp cứu y tế;
c) Số dịch vụ khẩn cấp là số dịch vụ toàn quốc.
2. Số dịch vụ hỗ trợ khách hàng bắt buộc được quy hoạch theo nguyên tắc sau:
a) Có độ dài 3 chữ số;
b) Có cấu trúc cụ thể như sau: 101 là số dịch vụ đăng ký đàm thoại trong nước qua điện thoại viên; 110 là số dịch vụ đăng ký đàm thoại quốc tế qua điện thoại viên; 116 là số dịch vụ trợ giúp tra cứu số thuê bao điện thoại mạng viễn thông cố định mặt đất; 119 là số dịch vụ báo hỏng số máy điện thoại cố định;
c) Số dịch vụ hỗ trợ khách hàng bắt buộc là số dùng chung.
...
Như vậy, số điện thoại để người dân báo cháy được sử dụng thống nhất trong cả nước là 114.
Tra cứu Số điện thoại Phòng cảnh sát PCCC 63 tỉnh thành cập nhật mới nhất 2024 như sau:
Xem toàn bộ Số điện thoại Phòng cảnh sát PCCC 63 tỉnh thành cập nhật mới nhất 2024
Tra cứu Số điện thoại Phòng cảnh sát PCCC 63 tỉnh thành cập nhật mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Nội dung kiểm tra phòng cháy chữa cháy bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 8 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP quy định nội dung kiểm tra phòng cháy chữa cháy như sau:
Điều 16. Kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy
...
2. Nội dung kiểm tra:
a) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình, phương tiện giao thông cơ giới quy định tại các Điều 5, 6, 7 và Điều 8 Nghị định này;
b) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
...
Như vậy, nội dung kiểm tra phòng cháy chữa cháy bao gồm:
- Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình, phương tiện giao thông cơ giới quy định tại các Điều 5, 6, 7 và Điều 8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
- Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của Nghị định 156/2018/NĐ-CP;
- Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình xây dựng trong quá trình thi công:
+ Nội quy về phòng cháy và chữa cháy, biển chỉ dẫn thoát nạn;
+ Quy định về phân công trách nhiệm bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, đơn vị thi công trong phạm vi thẩm quyền, chức trách, nhiệm vụ của người được phân công làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy;
+ Việc sử dụng hệ thống, thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt; trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy ban đầu phù hợp với tính chất, đặc điểm của công trình xây dựng;
- Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ hộ gia đình, chủ rừng theo quy định;
- Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 41 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
- Hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao quy định tại Điều 10 Nghị định 136/2020/NĐ-CP và Điều 31 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình được quy định như sau:
- Hộ gia đình phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001.
- Hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
+ Điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 136/2020/NĐ-CP
+ Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
+ Có giải pháp thoát nạn, ngăn cháy lan, ngăn khói giữa khu vực sinh sống với khu vực sản xuất, kinh doanh.
- Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Nghị định 136/2020/NĐ-CP phải được chủ hộ gia đình tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
- Hộ gia đình quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 136/2020/NĐ-CP đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy tương ứng với loại hình cơ sở theo quy định tại Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?