Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo không?

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo không? Việc đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải tuân thủ các quy định gì?

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gì?

Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về thực phẩm bảo vệ sức khỏe như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement) là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa một hoặc nhiều chất hoặc hỗn hợp các chất sau:
a) Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác;
b) Chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa;
c) Các nguồn tổng hợp của những thành phần đề cập tại điểm a và điểm b trên đây.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được trình bày ở dạng chế biến như viên nang, viên hoàn, viên nén, chế phẩm dạng cốm, bột, lỏng và các dạng bào chế khác và được phân liều (để sử dụng) thành các đơn vị liều nhỏ.
...

Như vậy, thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement) là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa một hoặc nhiều chất hoặc hỗn hợp các chất sau:

- Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác;

- Chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa;

- Các nguồn tổng hợp của những thành phần:

+ Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác;

+ Chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa;

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được trình bày ở dạng chế biến như viên nang, viên hoàn, viên nén, chế phẩm dạng cốm, bột, lỏng và các dạng bào chế khác và được phân liều (để sử dụng) thành các đơn vị liều nhỏ.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo không?

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo không? (Hình từ Internet)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về các thực phẩm phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo như sau:

Điều 26. Các thực phẩm phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo
1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
2. Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi không thuộc trường hợp cấm quảng cáo quy định tại Điều 7 của Luật quảng cáo.

Như vậy, thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo.

Việc đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải tuân thủ các quy định gì?

Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì việc đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe ngoài việc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo còn phải tuân thủ các quy định sau:

- Trước khi quảng cáo, tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo phải đăng ký nội dung quảng cáo với cơ quan cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm theo quy định hiện hành.

- Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm. Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.

- Phải có khuyến cáo "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"; chữ viết phải rõ ràng, có màu tương phản với màu nền;

- Quảng cáo trên báo nói, báo hình phải đọc rõ khuyến cáo "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh";

- Việc quảng cáo trên báo hình, báo nói với thời lượng ngắn dưới 15 giây thì không phải đọc "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh", nhưng phải thể hiện khuyến cáo trong quảng cáo.

Quảng cáo
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quảng cáo
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình thẩm định sản phẩm quảng cáo được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm cần phải tuân thủ những vấn đề gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Quảng cáo trên website các sản phẩm đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân có hành vi vi phạm trong hoạt động quảng cáo chỉ bị xử phạt hành chính đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quảng cáo có sử dụng hình ảnh của cá nhân sẽ không vi phạm pháp luật khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Treo biển quảng cáo ở khu vực đường sắt bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Quảng cáo sản phẩm có thể hiện nội dung tốt nhất có được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo không?
Hỏi đáp Pháp luật
Dán tờ rơi, quảng cáo trên cột điện có bị xử phạt không? Mức phạt là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại mới nhất năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quảng cáo
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
710 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào