Đáp án tuần 3 Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở tỉnh Sơn La năm 2024?

Đáp án tuần 3 Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở tỉnh Sơn La năm 2024? Phạm vi thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định như thế nào?

Đáp án tuần 3 Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở tỉnh Sơn La năm 2024?

Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở” tỉnh Sơn La năm 2024 tổ chức theo hình thức thi trắc nghiệm trực tuyến hằng tuần trên cổng thông tin điện tử của tỉnh tại địa chỉ https://sonla.gov.vn hoặc truy cập trực tiếp vào chuyên trang cuộc thi https://thitructuyendanchuocoso.sonla.gov.vn.

Nội dung Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở tỉnh Sơn La năm 2024 bao gồm:

- Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022;

- Nghị định 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ Quy định chi tiết một số Điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở;

- Nghị định 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư.

Tuần 3 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở tỉnh Sơn La năm 2024 diễn ra từ 0h00 ngày 17/06/2024 đến 22h00 ngày 23/06/2024.

Dưới đây là Đáp án tuần 3 Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở tỉnh Sơn La năm 2024:

Câu 1:

Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân. Kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước theo dự toán, kế hoạch hằng năm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, do ngân sách nhà nước cấp xã bảo đảm.

là trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn.

Câu 2:

Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã quyết định thành lập theo từng chương trình, dự án.

Câu 3:

Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn và đại diện người dân trên địa bàn thôn, tổ dân phố nơi có chương trình, dự án.

(Thành viên của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng)

Câu 4:

- Là công dân thường trú trên địa bàn và không đồng thời là cán bộ, công chức cấp xã.

- Không có người thân là người có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư, đơn vị tư vấn của chủ đầu tư, nhà thầu dự án hoặc đơn vị tư vấn, giám sát của nhà thầu, người trực tiếp quản lý dự án đầu tư trên địa bàn cấp xã.

- Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, công tâm, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ; có hiểu biết về chính sách, pháp luật hoặc kinh nghiệm, hiểu biết về các lĩnh vực có liên quan đến chương trình, dự án đầu tư và tự nguyện tham gia Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.

(Tiêu chuẩn thành viên của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng)

Câu 5:

Phát hiện những việc làm tổn hại đến lợi ích của cộng đồng; những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện đầu tư và vận hành dự án; những việc gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc các chương trình, dự án đầu tư.

(Nhiệm vụ của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng)

Câu 6:

- Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp các thông tin về quy hoạch có liên quan đến việc quyết định đầu tư dự án, kế hoạch sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trả lời về các vấn đề thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.

- Tiếp nhận các thông tin do công dân phản ánh để gửi đến các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc tiến hành kiểm tra, giám sát theo phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Ban.

(Các quyền của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng)

Câu 7:

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

(Cơ quan trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng)

Câu 8:

Chủ trì việc thành lập Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng cho từng chương trình, dự án. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã quyết định số lượng thành viên; cử đại diện tham gia Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.

(Trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng)

Câu 9:

Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.

(Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng)

Câu 10:

- Tiếp thu ý kiến, kiến nghị kiểm tra, giám sát của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng và thông báo kết quả thực hiện đến Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.

- Cung cấp đầy đủ, trung thực, kịp thời tài liệu liên quan đến việc triển khai thực hiện chương trình, dự án theo yêu cầu của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện việc kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.

(Trách nhiệm của chủ chương trình, chủ đầu tư, ban quản lý chương trình, dự án trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng)

Câu 11:

- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân như: người đại diện có thẩm quyền, ban lãnh đạo, điều hành của doanh nghiệp nhà nước; Công đoàn, tổ chức đại diện khác của người lao động, tổ chức đoàn thể tại doanh nghiệp mà mình là thành viên, hội viên... có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người lao động theo thẩm quyền hoặc thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.

- Thông qua việc kiểm tra, giám sát trực tiếp, người lao động tham gia ý kiến đóng góp với người có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước để kịp thời khắc phục các bất cập, hạn chế trong công tác tổ chức, quản lý; ngăn ngừa tiêu cực, vi phạm pháp luật; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và đóng góp giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp.

- Khi phát hiện hành vi, nội dung có dấu hiệu vi phạm, người lao động có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật hoặc kiến nghị, phản ánh đến người đại diện có thẩm quyền, ban lãnh đạo, điều hành của doanh nghiệp nhà nước; kiến nghị, phản ánh đến cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, Công đoàn, tổ chức đại diện khác của người lao động, tổ chức đoàn thể tại doanh nghiệp mà mình là thành viên, hội viên hoặc phản ánh, đề nghị Ban Thanh tra nhân dân xem xét, thực hiện kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ.

(Việc xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của người lao động ở doanh nghiệp nhà nước)

Câu 12:

Phối hợp cùng Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có), căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, đặc điểm, tính chất tổ chức, hoạt động và điều kiện thực tế của doanh nghiệp, xây dựng và ban hành quy chế thực hiện dân chủ để quy định cụ thể hơn nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp mình làm cơ sở để người lao động kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Nội dung của quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp có thể mở rộng hơn phạm vi thực hiện dân chủ của người lao động nhưng không được trái hoặc hạn chế việc thực hiện các nội dung đã được quy định trong Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

(Một trong những trách nhiệm của Ban lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước trong việc bảo đảm để người lao động thực hiện kiểm tra, giám sát)

Câu 13:

- Xem xét, giải quyết kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân gửi đến người đại diện có thẩm quyền, ban lãnh đạo, điều hành của doanh nghiệp hoặc cấp có thẩm quyền.

- Vận động người lao động phối hợp và tích cực hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân.

- Giới thiệu nhân sự để hội nghị người lao động bầu làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân; công nhận kết quả bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân; đề nghị cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân. Hướng dẫn Ban Thanh tra nhân dân xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung công tác; xem xét báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; tham gia hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân khi xét thấy cần thiết.

(Trách nhiệm của Ban chấp hành công đoàn ở doanh nghiệp nhà nước trong việc bảo đảm để người lao động thực hiện kiểm tra, giám sát)

Câu 14:

Người lao động chịu trách nhiệm về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình; chủ động, tích cực phối hợp với Ban Thanh tra nhân dân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc xác minh, kiểm tra, giám sát đối với các nội dung mà mình đã kiến nghị, đề nghị.

(Trách nhiệm của người lao động ở doanh nghiệp nhà nước về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình)

Câu 15:

Chính phủ quy định chi tiết tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước.

Câu 16:

- Căn cứ vào nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị, Ban Thanh tra nhân dân xây dựng chương trình công tác theo từng quý, 06 tháng và hằng năm.

- Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị và tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị.

- Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị do Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động.

(Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị)

Câu 17:

- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phối hợp cùng Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết của hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị và các nội dung khác đã được cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thống nhất, quyết định; cử đầu mối để phối hợp, theo dõi, đề xuất xử lý kịp thời những phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Định kỳ 06 tháng một lần, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị.

- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phối hợp cùng Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị thống nhất chủ trương, xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc tổ chức gửi phiếu lấy ý kiến để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn, quyết định các nội dung quy định tại Điều 49 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

(Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn, quyết định và thực hiện quyết định của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động)

Câu 18:

- Trực tiếp đối thoại, cung cấp thông tin hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Ban Thanh tra nhân dân; xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân, thông báo kết quả giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị.

- Thông báo cho Ban Thanh tra nhân dân kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị; xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, người có hành vi trả thù, trù dập thành viên Ban Thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật.

- Thông báo cho Ban Thanh tra nhân dân về những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chủ yếu liên quan đến tổ chức, hoạt động của cơ quan, đơn vị; báo cáo kết quả công tác hằng năm và mục tiêu, phương hướng công tác năm tiếp theo của cơ quan, đơn vị.

(Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị)

Câu 19:

Thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

(Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến trước khi người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định)

Câu 20:

Tham gia ý kiến trực tiếp với người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc thông qua người phụ trách các bộ phận của cơ quan, đơn vị.

(Hình thức cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có thể tham gia ý kiến)

Đáp án Tuần 3 Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở tỉnh Sơn La năm 2024?

Đáp án tuần 3 Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở tỉnh Sơn La năm 2024? (Hình từ Internet)

Phạm vi thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định như thế nào?

Theo Điều 4 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định phạm vi thực hiện dân chủ ở cơ sở như sau:

- Mọi công dân thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn, tại thôn, tổ dân phố nơi mình cư trú.

- Công dân là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị nơi mình công tác. Trường hợp cơ quan, đơn vị có đơn vị trực thuộc thì việc thực hiện dân chủ tại đơn vị trực thuộc của cơ quan, đơn vị do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định.

- Công dân là người lao động thực hiện dân chủ tại tổ chức có sử dụng lao động nơi mình có giao kết hợp đồng lao động.

Trường hợp tổ chức có sử dụng lao động có đơn vị trực thuộc thì việc thực hiện dân chủ tại đơn vị trực thuộc thực hiện theo quy định tại điều lệ, nội quy, quy định, quy chế của tổ chức có sử dụng lao động và pháp luật có liên quan.

Nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định như thế nào?

Theo Điều 6 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở như sau:

- Tuân thủ quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Tham gia ý kiến về các nội dung được đưa ra lấy ý kiến ở cơ sở theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Chấp hành quyết định của cộng đồng dân cư, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động.

- Kịp thời kiến nghị, phản ánh, tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Tôn trọng và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ Lễ Quốc Khánh năm 2024? Lễ Quốc Khánh có phải là ngày lễ lớn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 22 tháng 7 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch, ngày thứ mấy? NLĐ nghỉ hằng năm vào ngày 22/7/2024 được tạm ứng lương không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai là Hội trưởng lâm thời của tổ chức Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Đợt 2 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật năm 2024 tỉnh Sóc Trăng?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch vạn niên 2024 - Lịch âm 2024: Xem chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2024? Còn mấy ngày nữa đến Tết âm lịch 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án cuộc thi trắc nghiệm Tự hào biển đảo biên giới quê hương tỉnh Quảng Ninh kỳ 1?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình Phiên chợ online đã thu hút sự hưởng ứng của bao nhiêu lượt đoàn viên, người lao động hàng năm tại TPHCM?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 5 cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu nghị quyết của Đảng bộ tỉnh và chuyên đề học tập làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 tỉnh Lâm Đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024 là kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh người lãnh đạo đầu tiên tổ chức Công đoàn Việt Nam hy sinh năm nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Tạ Thị Thanh Thảo
2,600 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào