Những điều Đảng viên không được làm đối với hoạt động tôn giáo tín ngưỡng?

Những điều Đảng viên không được làm đối với hoạt động tôn giáo tín ngưỡng? Đảng viên có hành vi vi phạm nào về tín ngưỡng tôn giáo bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ?

Những điều Đảng viên không được làm đối với hoạt động tôn giáo tín ngưỡng?

Căn cứ Điều 19 Mục 1 Hướng dẫn 02-HD/UBKTTW năm 2021 quy định những điều Đảng viên không được làm đối với hoạt động tôn giáo tín ngưỡng như sau:

- Có hành vi mê tín dị đoan, rải, đốt đồ mã (tiền, vàng, bạc, phương tiện, vật dụng, hình người, động vật,...) với số lượng lớn, gây lãng phí, ô nhiễm môi trường, cháy, nổ...

- Bao che, tiếp tay cho các hoạt động mê tín, dị đoan.

- Xem số, xem bói, yểm bùa, trừ tà và những việc mê tín dị đoan khác (tin vào thần linh, ma quỷ, những việc không có thật do tin đồn nhảm nhí mà có); hành nghề đồng cốt, thầy cúng, thầy bói.

- Tổ chức, tham gia hoặc vận động, ủng hộ cho cá nhân, tổ chức lập mới và xây dựng đền, chùa, miếu thờ, điện thờ, nơi thờ tự của các tôn giáo khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Ủng hộ hoặc tham gia tôn giáo bất hợp pháp; tham gia các tổ chức do tôn giáo lập ra khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.

+ Trực tiếp ủng hộ hoặc vận động tổ chức, cá nhân khác ủng hộ dưới mọi hình thức cho các hoạt động tôn giáo trái quy định.

+ Lợi dụng vấn đề "dân chủ", "nhân quyền", "dân tộc", "tôn giáo" để gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ.

+ Tổ chức, vận động, lôi kéo, xúi giục, mua chuộc, ép buộc người khác tham gia tôn giáo bất hợp pháp

+ Tham gia các tổ chức do tôn giáo lập ra hoặc các hoạt động do các tôn giáo tổ chức khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Những điều Đảng viên không được làm đối với hoạt động tôn giáo tín ngưỡng?

Những điều Đảng viên không được làm đối với hoạt động tôn giáo tín ngưỡng? (Hình từ Internet)

Đảng viên có hành vi vi phạm nào về tín ngưỡng tôn giáo bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ Đảng?

Căn cứ khoản 3 Điều 55 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định vi phạm quy định về tín ngưỡng, tôn giáo:

Điều 55. Vi phạm quy định về tín ngưỡng, tôn giáo
...
3. Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Tổ chức kích động nhằm chia rẽ đoàn kết giữa các tôn giáo trong nước và ngoài nước.
b) Hoạt động mê tín, dị đoan đến mức cuồng tín, mù quáng; hành nghề đồng cốt, thầy cúng, thầy bói, thầy địa lý.
c) Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái pháp luật của Nhà nước nhằm phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước.
...

Như vậy, Đảng viên bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ Đảng khi có những hành vi vi phạm về tín ngưỡng tôn giáo như sau:

[1] Vi phạm trong các trường hợp sau gây hậu quả rất nghiêm trọng:

- Biết mà không có biện pháp giáo dục, ngăn chặn hoặc không báo cáo để vợ (chồng) hoặc con cùng sống chung trong gia đình tham gia tổ chức tôn giáo chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký hoạt động, công nhận tổ chức tôn giáo; truyền đạo trái pháp luật.

- Mê tín, dị đoan: Tổ chức lễ cầu lên chức; xem bói, xóc thẻ, nhờ thầy yểm bùa trừ tà ma và những việc mê tín, dị đoan khác.

- Có hành vi cưỡng ép, ngăn cản hoạt động tự do tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp của người khác.

- Có hành vi tiếp tay hoặc trực tiếp vận động tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo chưa được phép của cấp có thẩm quyền.

- Tự ý theo tôn giáo hoặc tiếp nhận phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc của tổ chức tôn giáo mà không báo cáo, xin ý kiến chi bộ và tổ chức đảng quản lý trực tiếp mình hoặc đã báo cáo nhưng chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.

- Phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

- Tổ chức, vận động, dụ dỗ, kích động, lôi kéo, đe dọa, ép buộc người khác tham gia tôn giáo bất hợp pháp.

- Ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký hoạt động tôn giáo, công nhận tổ chức tôn giáo. Vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, tác động xấu đến đoàn kết dân tộc, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

- Bao che, tiếp tay cho các hoạt động mê tín, dị đoan trong các lễ hội; lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức để trục lợi.

[2] Vi phạm một trong các trường hợp sau:

- Tổ chức kích động nhằm chia rẽ đoàn kết giữa các tôn giáo trong nước và ngoài nước.

- Hoạt động mê tín, dị đoan đến mức cuồng tín, mù quáng; hành nghề đồng cốt, thầy cúng, thầy bói, thầy địa lý.

- Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái pháp luật của Nhà nước nhằm phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước.

- Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để gây chia rẽ, kỳ thị, ly khai giữa các dân tộc, tôn giáo với nhau hoặc giữa các tôn giáo, dân tộc với Đảng, Nhà nước, nhân dân; gây rối trật tự công cộng, xâm hại tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của tổ chức, cá nhân; gây cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.

- Tham gia hoặc vận động, ủng hộ hoặc bao che, tiếp tay cho cá nhân, tổ chức lập mới và xây mới cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Thời hiệu kỷ luật đảng viên vi phạm là bao lâu?

Căn cứ Điều 4 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định thời hiệu kỷ luật đảng viên vi phạm như sau:

- 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.

- 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.

- Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khai trừ; vi phạm chính trị nội bộ; vi phạm quốc phòng, an ninh, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.

Đảng viên
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đảng viên
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Hướng dẫn 159-HD/BTGTW năm 2024 thực hiện Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới?
Hỏi đáp Pháp luật
Đảng viên có được thành lập doanh nghiệp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đảng viên bị xoá tên khỏi Đảng có được giữ lại thẻ đảng viên không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Quyết định 164-QĐ/TW năm 2024 quy trình giải quyết tố cáo đảng viên là cán bộ thuộc Trung ương quản lý?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu báo đảng viên được công nhận chính thức mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đảng viên ngoại tình có bị khai trừ khỏi Đảng không? Bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách ghi Bản tường trình về việc mất thẻ đảng viên mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đảng viên có được kết hôn với người nước ngoài không? Đảng viên kết hôn với người nước ngoài có thể bị khai trừ đảng trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đảng viên phải đi điều trị bệnh dài ngày có được miễn sinh hoạt đảng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Những điều Đảng viên không được làm đối với hoạt động tôn giáo tín ngưỡng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đảng viên
Phan Vũ Hiền Mai
312 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đảng viên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào