Cách phòng bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế? Biến chứng của bệnh sởi là gì?

Cách phòng bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế? Biến chứng của bệnh sởi là gì? Nguyên tắt điều trị bệnh sởi như thế nào?

Cách phòng bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế?

Căn cứ theo Mục 5 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi ban hành kèm theo Quyết định 1327/QĐ-BYT năm 2014 quy định cách phòng bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế như sau:

[1] Phòng bệnh sởi bệnh chủ động bằng vắc xin.

- Thực hiện tiêm chủng 2 mũi vắc xin cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng theo quy định của Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia (mũi đầu tiên bắt buộc tiêm lúc 9 tháng tuổi)

- Tiêm vắc xin phòng bệnh sởi cho các đối tượng khác theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

[2] Cách ly người bệnh và vệ sinh cá nhân

- Người bệnh sởi phải được cách ly tại nhà hoặc tại cơ sở điều trị theo nguyên tắc cách ly đối với bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

+ Sử dụng khẩu trang phẫu thuật cho người bệnh, người chăm sóc, tiếp xúc gần và nhân viên y tế.

+ Hạn chế việc tiếp xúc gần không cần thiết của nhân viên y tế và người thăm người bệnh đối với người bệnh.

+ Thời gian cách ly từ lúc nghi mắc sởi cho đến ít nhất 4 ngày sau khi bắt đầu phát ban.

- Tăng cường vệ sinh cá nhân, sát trùng mũi họng, giữ ấm cơ thể, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng.

[3] Phòng lây nhiễm trong bệnh viện

- Phát hiện sớm và thực hiện cách ly đối với các đối tượng nghi sởi hoặc mắc sởi.

- Sử dụng Immune Globulin (IG) tiêm bắp sớm trong vòng 3 - 6 ngày kể từ khi phơi nhiễm với sởi cho các bệnh nhi đang điều trị tại bệnh viện vì những lý do khác. Không dùng cho trẻ đã được điều trị IVIG trong vòng 1 tháng hoặc đã tiêm phòng đủ 2 mũi vắc xin sởi. Dạng bào chế: Immune Globulin (IG) 16%, ống 2ml. Liều dùng 0,25 ml/kg, tiêm bắp, 1 vị trí tiêm không quá 3ml. Với trẻ suy giảm miễn dịch có thể tăng liều gấp đôi.

Cách phòng bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế? Biến chứng của bệnh sởi là gì? (Hình từ Internet)

Biến chứng của bệnh sởi là gì?

Căn cứ theo Tiểu mục 5 Mục 2 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi ban hành kèm theo Quyết định 1327/QĐ-BYT năm 2014 quy định về biến chứng của bệnh sởi như sau:

II. CHẨN ĐOÁN
...
5. Biến chứng.
Bệnh sởi nặng hoặc các biến chứng của sởi có thể gây ra do vi rút sởi, do bội nhiễm sau sởi thường xảy ra ở: trẻ suy dinh dưỡng, đặc biệt trẻ thiếu vitamin A, trẻ bị suy giảm miễn dịch do HIV hoặc các bệnh khác, phụ nữ có thai. Hầu hết trẻ bị sởi tử vong do các biến chứng.
- Do vi rút sởi: viêm phổi kẽ thâm nhiễm tế bào khổng lồ, viêm thanh khí phế quản, viêm cơ tim, viêm não, màng não cấp tính.
- Do bội nhiễm: Viêm phổi, viêm tai giữa, viêm dạ dày ruột...
- Do điều kiện dinh dưỡng và chăm sóc kém: viêm loét hoại tử hàm mặt (cam tẩu mã), viêm loét giác mạc gây mù lòa, suy dinh dưỡng...
Các biến chứng khác:
- Lao tiến triển.
- Tiêu chảy.
- Phụ nữ mang thai: bị sởi có thể bị sảy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc trẻ bị nhẹ cân, hoặc thai nhiễm sởi tiên phát.

Như vậy, biến chứng của bệnh sởi như sau:

- Viêm phổi kẽ thâm nhiễm tế bào khổng lồ, viêm thanh khí phế quản, viêm cơ tim, viêm não, màng não cấp tính.

- Viêm phổi, viêm tai giữa, viêm dạ dày ruột...

- viêm loét hoại tử hàm mặt (cam tẩu mã), viêm loét giác mạc gây mù lòa, suy dinh dưỡng...

- Lao tiến triển.

- Tiêu chảy.

- Phụ nữ mang thai: bị sởi có thể bị sảy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc trẻ bị nhẹ cân, hoặc thai nhiễm sởi tiên phát.

Nguyên tắc điều trị bệnh sởi như thế nào?

Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 3 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi ban hành kèm theo Quyết định 1327/QĐ-BYT năm 2014 quy định về nguyên tắc điều trị bệnh sởi như sau:

III. ĐIỀU TRI
1. Nguyên tắc điều trị:
- Không có điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ
- Người bệnh mắc sởi cần được cách ly.
- Phát hiện và điều trị sớm biến chứng.
- Không sử dụng corticoid khi chưa loại trừ sởi.
...

Như vậy, nguyên tắc điều trị bệnh sởi như sau:

- Không có điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ

- Người bệnh mắc sởi cần được cách ly.

- Phát hiện và điều trị sớm biến chứng.

- Không sử dụng corticoid khi chưa loại trừ sởi.

Khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khám chữa bệnh
Hỏi đáp Pháp luật
Giá dịch vụ khám chữa bệnh áp dụng tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ ngày 14/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Quân y 105 từ ngày 15/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ ngày 07/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá dịch vụ ngày giường bệnh tại Bệnh viện Da Liễu Trung ương?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá dịch vụ khám, chữa bệnh áp dụng tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương từ 7/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng giá dịch vụ khám, chữa bệnh áp dụng tại Bệnh viện K từ 7/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh có cần giấy khám sức khỏe hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên lai thu tiền dịch vụ khám chữa bệnh trên Cổng Dịch vụ công quốc gia mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương từ ngày 05/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá dịch vụ khám chữa bệnh tại tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới từ ngày 05/11/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khám chữa bệnh
Nguyễn Tuấn Kiệt
428 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào