Kiểm sát viên được mặc thường phục dân sự khi thực hiện nhiệm vụ trong trường hợp nào?
Kiểm sát viên được mặc thường phục dân sự khi thực hiện nhiệm vụ trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Quy định ban hành quy định về việc quản lý, sử dụng trang phục Viện kiểm sát nhân dân, giấy chứng minh, giấy chứng nhận chức danh pháp lý ngành Kiểm sát ban hành kèm theo Quyết định 54/QĐ-VKSTC-V9 năm 2013 quy định như sau:
Điều 9. Mặc thường phục dân sự
1. Cán bộ, công chức, viên chức trong giờ làm việc và khi thực hiện nhiệm vụ, hội họp được mặc thường phục dân sự trong các trường hợp sau:
a) Do yêu cầu công tác hoặc tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội;
b) Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi mang thai từ tháng thứ 3 đến khi sinh con được 6 tháng tuổi;
2. Mặc thường phục dân sự phải lịch sự, gọn gàng theo quy định của Chính phủ về trang phục đối với công chức, viên chức Nhà nước.
Theo đó, kiểm sát viên được mặc thường phục dân sự trong 02 trường hợp dưới đây:
- Do yêu cầu công tác hoặc tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội.
- Nữ kiểm sát viên khi mang thai từ tháng thứ 3 đến khi sinh con được 6 tháng tuổi.
Kiểm sát viên được mặc thường phục dân sự khi thực hiện nhiệm vụ trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Những việc Kiểm sát viên không được làm là những việc nào?
Căn cứ theo Điều 84 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:
Điều 84. Những việc Kiểm sát viên không được làm
1. Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.
2. Tư vấn cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật.
3. Can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.
4. Đưa hồ sơ, tài liệu của vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
5. Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.
Ngoài ra, căn cứ theo Mục 4 Luật Cán bộ, công chức 2008, những việc Kiểm sát viên không được làm cụ thể đó là:
- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
- Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
- Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
- Không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.
- Trường hợp làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.
- Không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
- Tư vấn cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định.
- Can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.
- Đưa hồ sơ, tài liệu của vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
- Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.
Hiện nay có bao nhiêu Viện kiểm sát nhân dân cấp cao?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 953/NQ-UBTVQH13 năm 2015 quy định như sau:
Điều 1.
1. Thành lập 03 Viện kiểm sát nhân dân cấp cao:
a) Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội;
b) Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng;
c) Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có Viện trưởng và các Phó Viện trưởng. Số lượng Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao không quá 04 người.
3. Bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm có Ủy ban kiểm sát, Văn phòng, các Viện và tương đương. Văn phòng, Viện và tương đương có thể có Phòng và tương đương.
a) Số lượng cấp phó của Văn phòng, Viện và tương đương là không quá 03 người;
b) Số lượng cấp phó của mỗi đơn vị cấp phòng và tương đương là không quá 02 người;
c) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định cụ thể cơ cấu tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ công tác của các đơn vị thuộc bộ máy làm việc của các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
Như vậy, hiện nay có tất cả 03 Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là:
- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội.
- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.
- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?