Mẫu C6-08/KB phiếu chuyển khoản theo Thông tư 19 cập nhật mới nhất 2024?

Mẫu C6-08/KB phiếu chuyển khoản theo Thông tư 19 cập nhật mới nhất 2024 là mẫu nào? Từ 1/7/2024, người dân chuyển khoản nhầm thì có quyền yêu cầu ngân hàng phong tỏa tài khoản người nhận không?

Mẫu C6-08/KB phiếu chuyển khoản theo Thông tư 19 cập nhật mới nhất 2024?

Phiếu chuyển khoản là Mẫu số C6-08/KB ban hành kèm theo Thông tư 19/2020/TT-BTC, phiếu chuyển khoản có dạng như sau:

Tải Mẫu C6-08/KB phiếu chuyển khoản theo Thông tư 19 cập nhật mới nhất 2024

Tại đây

Mẫu C6-08/KB phiếu chuyển khoản theo Thông tư 19 cập nhật mới nhất 2024?

Mẫu C6-08/KB phiếu chuyển khoản theo Thông tư 19 cập nhật mới nhất 2024? (Hình từ Internet)

Từ 1/7/2024, người dân chuyển khoản nhầm thì có quyền yêu cầu ngân hàng phong tỏa tài khoản người nhận không?

Tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 52/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/7/2024), tài khoản thanh toán của khách hàng bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số dư trên tài khoản thanh toán trong các trường hợp sau:

Điều 11. Phong tỏa tài khoản thanh toán
1. Tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số dư trên tài khoản thanh toán trong các trường hợp sau:
a) Theo thỏa thuận trước giữa chủ tài khoản thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc theo yêu cầu của chủ tài khoản;
b) Khi có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
c) Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc thực hiện theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của bên chuyển tiền sau khi ghi Có vào tài khoản thanh toán của khách hàng. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không được vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót;
d) Khi có yêu cầu phong tỏa của một trong các chủ tài khoản thanh toán chung trừ trường hợp có thỏa thuận trước bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các chủ tài khoản thanh toán chung.
...

Theo đó, có thể thấy, việc phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trong tài khoản ngân hàng chỉ được thực hiện trong trường hợp có nhầm lẫn, sai sót trong giao dịch chuyển tiền do phía ngân hàng thực hiện. Điều này có nghĩa là:

Ngân hàng đã chuyển sai thông tin tài khoản thụ hưởng hoặc số tiền so với lệnh thanh toán của khách hàng và lỗi hoàn toàn thuộc về phía ngân hàng chuyển tiền. Đồng thời, việc yêu cầu hoàn trả lại tiền chuyển nhầm cũng chỉ được thực hiện bởi ngân hàng chuyển tiền.

Như vậy, người dân chuyển nhầm tiền thì không có quyền yêu cầu ngân hàng thanh toán phong tỏa tài khoản người nhận.

Việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán được thực hiện khi nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 11 Nghị định 52/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/7/2024) quy định về phong tỏa tài khoản thanh toán như sau:

Điều 11. Phong tỏa tài khoản thanh toán
1. Tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số dư trên tài khoản thanh toán trong các trường hợp sau:
a) Theo thỏa thuận trước giữa chủ tài khoản thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc theo yêu cầu của chủ tài khoản;
b) Khi có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
c) Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc thực hiện theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của bên chuyển tiền sau khi ghi Có vào tài khoản thanh toán của khách hàng. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không được vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót;
d) Khi có yêu cầu phong tỏa của một trong các chủ tài khoản thanh toán chung trừ trường hợp có thỏa thuận trước bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các chủ tài khoản thanh toán chung.
2. Việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán được thực hiện:
a) Theo thỏa thuận bằng văn bản giữa chủ tài khoản thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
b) Khi có quyết định chấm dứt phong tỏa của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
c) Đã xử lý xong sai sót, nhầm lẫn trong thanh toán chuyển tiền quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
d) Khi có yêu cầu chấm dứt phong tỏa của tất cả các chủ tài khoản thanh toán chung hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các chủ tài khoản thanh toán chung.
3. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, chủ tài khoản thanh toán và cơ quan có thẩm quyền nếu thực hiện hoặc yêu cầu thực hiện phong tỏa tài khoản thanh toán trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ tài khoản thanh toán thì chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.

Theo đó, việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán được thực hiện:

- Theo thỏa thuận bằng văn bản giữa chủ tài khoản thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;

- Khi có quyết định chấm dứt phong tỏa của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

- Đã xử lý xong sai sót, nhầm lẫn trong thanh toán chuyển tiền quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định 52/2024/NĐ-CP

- Khi có yêu cầu chấm dứt phong tỏa của tất cả các chủ tài khoản thanh toán chung hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các chủ tài khoản thanh toán chung.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Hiền
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào