Danh mục 98 thủ tục hành chính TP.HCM sẽ thu phí 0 đồng đến hết năm 2025?
- Danh mục 98 thủ tục hành chính TP.HCM sẽ thu phí 0 đồng đến hết năm 2025?
- Kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản điện tử của cơ quan có thẩm quyền có giá trị pháp lý có giá trị như làm trực tiếp không?
- Cán bộ công chức viên chức khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử không được làm những hành vi nào?
Danh mục 98 thủ tục hành chính TP.HCM sẽ thu phí 0 đồng đến hết năm 2025?
Ngày 11/06/2024, Ủy ban nhân dân TP.HCM vừa ra Danh mục thủ tục hành chính Thực hiện thu phí bằng 0 đồng theo Nghị quyết 07/2024/NQ-HĐND TP.HCM ngày 19 tháng 5 năm 2024 của Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành kèm theo Công văn 3239/UBND-KSTT ngày 11 tháng 6 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo Danh mục thủ tục hành chính thực hiện thu phí bằng 0 đồng theo Nghị quyết 07/2024/NQ-HĐND TP.HCM, có 98 thủ tục hành chính ở 4 nhóm gồm:
- Lệ phí hộ tịch;
- Lệ phí cấp giấy phép cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
- Lệ phí cấp giấy phép xây dựng;
- Lệ phí đăng ký kinh doanh.
Việc miễn thu phí này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 29-5-2024 đến hết năm 2025.
Chi tiết Danh mục thủ tục hành chính Thực hiện thu phí bằng 0 đồng theo Nghị quyết 07/2024/NQ-HĐND TP.HCM:
Danh mục 98 thủ tục hành chính TP.HCM sẽ thu phí 0 đồng đến hết năm 2025? (Hình từ Internet)
Kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản điện tử của cơ quan có thẩm quyền có giá trị pháp lý có giá trị như làm trực tiếp không?
Theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 45/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 14. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính
1. Cơ quan có thẩm quyền trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, đồng thời trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản điện tử cho tổ chức, cá nhân tại Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân. Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính theo phương thức ủy quyền, việc lưu kết quả điện tử thực hiện theo thỏa thuận ủy quyền.
2. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản điện tử của cơ quan có thẩm quyền có giá trị pháp lý như kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng văn bản giấy.
3. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản điện tử phải bảo đảm:
a) Phản ánh đầy đủ các nội dung kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được quy định;
b) Có chữ ký số của cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính;
c) Bảo đảm tính toàn vẹn của dữ liệu, tính xác thực, tính chống chối bỏ, phù hợp với quy định của Luật Giao dịch điện tử;
d) Được đồng bộ vào Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Cổng dịch vụ công quốc gia theo cấu trúc mã thống nhất, bao gồm:
Mã hồ sơ thủ tục hành chính-KQ(n)
Trong đó n là số thứ tự của kết quả giải quyết đối với hồ sơ thủ tục hành chính có nhiều kết quả.
Theo đó, kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản điện tử của cơ quan có thẩm quyền có giá trị pháp lý như kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng văn bản giấy.
Như vậy, kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản điện tử của cơ quan có thẩm quyền có giá trị pháp lý như giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp.
Cán bộ công chức viên chức khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử không được làm những hành vi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2020/NĐ-CP quy định các hành vi không được làm của cán bộ công chức viên chức tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử như sau:
- Cản trở việc lựa chọn phương thức thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử của tổ chức, cá nhân;
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp giấy tờ, tài liệu bằng văn bản giấy để xác minh, kiểm tra đối với các thành phần hồ sơ đã được ký số và ghi nhận tính pháp lý trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính;
- Can thiệp trái phép vào quá trình thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, bao gồm: truyền, thu thập, xử lý, gửi hoặc thông báo kết quả xử lý hồ sơ, giao dịch thanh toán; can thiệp trái phép, làm sai lệch dữ liệu hồ sơ, giao dịch thanh toán, kết quả xử lý thủ tục hành chính; tiết lộ thông tin, sao chép dữ liệu trái thẩm quyền;
- Gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép danh tính điện tử của tổ chức, cá nhân, cơ quan có thẩm quyền;
- Các hành vi bị cấm khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức trên môi trường điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?