Các lỗi nào bị trừ điểm trong bài sát hạch dừng và khởi hành xe ngang dốc mới nhất năm 2024?
Các lỗi nào bị trừ điểm trong bài sát hạch dừng và khởi hành xe ngang dốc mới nhất năm 2024?
Căn cứ Mục C Phụ lục 25 ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BGTVT quy định sát hạch thực hành:
C. SÁT HẠCH THỰC HÀNH
...
2. Đối với người dự sát hạch
2.1. Tiếp nhận ô tô sát hạch
2.2. Thực hiện bài sát hạch thực hành lái xe trong hình
2.2.1 Trình tự thực hiện và yêu cầu chung
a) Đối với thí sinh dự sát hạch lái xe hạng B1 số tự động, B1, B2: thực hiện liên hoàn 11 bài sát hạch lái xe trong hình gồm:
- Bài sát hạch số 1: Xuất phát;
- Bài sát hạch: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ;
- Bài sát hạch: Dừng và khởi hành xe ngang dốc;
- Bài sát hạch: Qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc;
- Bài sát hạch: Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông;
- Bài sát hạch: Qua đường vòng quanh co;
- Bài sát hạch: Ghép xe dọc vào nơi đỗ;
- Bài sát hạch: Ghép xe ngang vào nơi đỗ;
- Bài sát hạch: Tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua;
- Bài sát hạch: Thay đổi số trên đường bằng;
- Bài sát hạch số 11: Kết thúc.
...
Như vậy, các lỗi bị trừ điểm trong bài sát hạch dừng và khởi hành xe ngang dốc mới nhất năm 2024 bao gồm:
- Dừng xe chưa đến vạch dừng quy định, bị trừ 05 điểm
- Xe bị chết máy, mỗi lần bị trừ 05 điểm
- Để tốc độ động cơ quá 4000 vòng/phút, mỗi lần bị trừ 05 điểm
- Lái xe quá tốc độ quy định, cứ 03 giây bị trừ 01 điểm
- Tổng thời gian đến bài sát hạch đang thực hiện quá quy định, cứ 03 giây bị trừ 1 điểm
Các lỗi nào bị trừ điểm trong bài sát hạch dừng và khởi hành xe ngang dốc mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Bằng lái xe cấp cho các đối tượng nào?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT quy định bằng lái xe được cấp cho các đối tượng sau:
[1] Hạng A1 cấp cho:
- Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3
- Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật
[2] Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1
[3] Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự
[4] Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg
[5] Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg
- Ô tô dùng cho người khuyết tật
[6] Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
[7] Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
[8] Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
[9] Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
[10] Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
[11] Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa
Người nước ngoài có được học lái xe tại Việt Nam không?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT quy định điều kiện đối với người học lái xe:
Điều 7. Điều kiện đối với người học lái xe
1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
3. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:
a) Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
b) Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
...
Như vậy, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam và đủ tuổi, sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định thì được học lái xe tại Việt Nam.




.jpg)





Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Toàn văn Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi?
- Toàn văn Dự thảo Quyết định sửa đổi bổ sung Quyết định 269/2005/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp phục vụ?
- 3 tháng 4 âm lịch là ngày gì? Mùng 3 tháng 4 Âm lịch năm 2025 vào thứ mấy? 3 tháng 4 âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch?
- Toàn văn Dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng cho chữ ký số, chứng thư chữ ký số và dịch vụ tin cậy?
- Tổ chức nào được vận hành thị trường giao dịch chứng khoán?