Tổng hợp Công văn trả lời về giao dịch liên kết của Tổng cục thuế năm 2024?
Tổng hợp Công văn trả lời về giao dịch liên kết của Tổng cục thuế năm 2024?
Dưới đây là tổng hợp Công văn trả lời về giao dịch liên kết của Tổng cục thuế năm 2024. Ngoài ra, còn có một số công văn do các cơ quan khác ban hành.
STT | Tên Công văn |
1 | Công văn 238/TCT-TTKT năm 2024 chính sách thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết do Tổng cục Thuế ban hành |
2 | Công văn 12867/BTC-TCT năm 2021 về giao dịch liên kết do Bộ Tài chính ban hành |
3 | Công văn 69112/CTHN-TTHT năm 2023 xác định giao dịch liên kết do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành |
4 | Công văn 66296/CT-TTHT năm 2020 về chi phí trong giao dịch liên kết do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành |
5 | Công văn 2907/TCT-TTKT năm 2023 quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết do Tổng cục Thuế ban hành |
6 | Công văn 4711/BTC-TCT năm 2023 quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết do Bộ Tài chính ban hành |
7 | Công văn 1665/TCT-TTKT năm 2023 đề nghị hướng dẫn xác định giao dịch liên kết do Tổng cục Thuế ban hành |
8 | Công văn 23820/CTHN-TTHT năm 2021 về xác định giao dịch liên kết do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành |
9 | Công văn 1341/TCT-TTKT năm 2023 xác định giá giao dịch liên kết theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước do Tổng cục Thuế ban hành |
10 | Công văn 71018/CT-TTHT năm 2020 về lập hồ sơ giao dịch liên kết do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành |
11 | Công văn 14938/BTC-TCT năm 2021 về chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết đối với các dự án trong lĩnh vực xây lắp, chế tạo cơ khí do Bộ Tài chính ban hành |
12 | Công văn 31449/CTHN-TTHT năm 2021 hướng dẫn về xác định phí lãi vay được trừ đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành |
13 | Công văn 2998/TCT-TTKT năm 2021 vướng mắc trong xác định giao dịch liên kết giữa Công ty và chi nhánh hạch toán độc lập do Tổng cục Thuế ban hành |
14 | Công văn 3097/TCT-TTKT năm 2023 quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết do Tổng cục Thuế ban hành |
15 | Công văn 1665/TCT-TTKT năm 2023 đề nghị hướng dẫn xác định giao dịch liên kết do Tổng cục Thuế ban hành |
16 | Công văn 5654/TCT-TTKT năm 2023 tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết do Tổng cục Thuế ban hành |
17 | Công văn 915/TCT-TTKT năm 2022 về xác định giao dịch liên kết trong công tác kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế do Tổng cục Thuế ban hành |
18 | Công văn 2953/TCT-TTKT năm 2021 về xác định chi phí lãi vay trong doanh nghiệp có giao dịch liên kết do Tổng cục Thuế ban hành |
19 | Công văn 1315/TCT-DNL năm 2019 về chi phí lãi vay đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết do Tổng cục Thuế ban hành |
20 | Công văn 3260/TCT-TTr năm 2018 về điều kiện miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết do Tổng cục Thuế ban hành |
21 | Công văn 3340/TCT-CC năm 2012 giải quyết vướng mắc trong kê khai thông tin giao dịch liên kết do Tổng cục Thuế ban hành |
Tổng hợp Công văn trả lời về giao dịch liên kết của Tổng cục thuế năm 2024? (Hình từ Internet)
Tổng cục thuế có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 41/2018/QĐ-TTg sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 15/2021/QĐ-TTg, Tổng cục thuế có cơ cấu tổ chức như sau:
Tổng cục Thuế được tổ chức thành hệ thống dọc từ trung ương đến địa phương, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất.
[1] Cơ quan Tổng cục Thuế ở Trung ương:
- Vụ Chính sách;
- Vụ Pháp chế.
- Vụ Dự toán thu thuế.
- Vụ Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế.
- Vụ Kê khai và Kế toán thuế.
- Vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế.
- Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế.
- Cục Thuế doanh nghiệp lớn.
- Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp nhỏ và vừa và Hộ kinh doanh, cá nhân.
- Vụ Hợp tác Quốc tế.
- Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng.
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Vụ Tài vụ - Quản trị.
- Văn phòng.
- Cục Công nghệ Thông tin.
- Trường Nghiệp vụ Thuế.
- Tạp chí Thuế.
Trường Nghiệp vụ Thuế và Tạp chí Thuế là đơn vị sự nghiệp. Các tổ chức còn lại là các tổ chức hành chính giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Việc thành lập phòng thuộc Văn phòng và phòng thuộc cục thuộc Tổng cục Thuế phải đáp ứng các tiêu chí quy định tại Nghị định 123/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 101/2020/NĐ-CP.
[2] Cơ quan Thuế ở địa phương:
- Cục Thuế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo đơn vị hành chính cấp tỉnh (gọi chung là Cục Thuế cấp tỉnh) trực thuộc Tổng cục Thuế.
Cục Thuế thành phố Hà Nội và Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức không quá 11 phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế và không quá 10 phòng Thanh tra - Kiểm tra.
Cục Thuế có số thu từ 2.500 tỷ đồng/năm trở lên (không kể thu từ dầu thô và đất) hoặc quản lý 2.000 doanh nghiệp trở lên (trừ Cục Thuế thành phố Hà Nội và Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh) được tổ chức không quá 09 phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế và không quá 05 phòng Thanh tra - Kiểm tra.
Cục Thuế có số thu dưới 2.500 tỷ đồng/năm (không kể thu từ dầu thô và đất) hoặc quản lý dưới 2.000 doanh nghiệp được tổ chức không quá 08 phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế và 01 phòng Thanh tra - Kiểm tra.
- Chi cục Thuế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Thuế khu vực (gọi chung là Chi cục Thuế cấp huyện) trực thuộc Cục Thuế cấp tỉnh.
Cục Thuế cấp tỉnh, Chi cục Thuế cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
[3] Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế; số lượng phòng tại Cục thuế cấp tỉnh phù hợp với quy mô, đối tượng quản lý, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ và tinh gọn bộ máy.
Số lượng Tổng cục trưởng và Phó Tổng cục trưởng tại Tổng cục thuế là bao nhiêu?
Theo Điều 4 Quyết định 41/2018/QĐ-TTg quy định về lãnh đạo như sau:
Điều 4. Lãnh đạo
1. Tổng cục Thuế có Tổng cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng theo quy định.
2. Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật.
3. Tổng cục trưởng là người đứng đầu Tổng cục Thuế, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục Thuế. Các Phó Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
Như vậy, tại Tổng cục thuế, có 01 Tổng cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giao dịch liên kết có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?