Hồ sơ đề nghị gia hạn thời hạn hoạt động của ngân hàng thương mại cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Hồ sơ đề nghị gia hạn thời hạn hoạt động của ngân hàng thương mại cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 50/2018/TT-NHNN, hồ sơ đề nghị gia hạn thời hạn hoạt động của ngân hàng thương mại cần chuẩn bị giấy tờ dưới đây:
- Văn bản đề nghị, trong đó tối thiểu bao gồm các nội dung sau:
+ Thời hạn hoạt động hiện tại.
+ Thời hạn hoạt động dự kiến gia hạn.
+ Lý do gia hạn thời hạn hoạt động.
- Nghị quyết hoặc quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với ngân hàng thương mại cổ phần.
- Nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng thành viên đối với ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
- Quyết định của chủ sở hữu đối với ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên thông qua việc gia hạn thời gian hoạt động của ngân hàng thương mại.
- Văn bản của ngân hàng mẹ thông qua việc gia hạn thời hạn hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
- Báo cáo tổng quan tình hình tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam trong đó nêu rõ:
+ Đánh giá tổng kết hoạt động trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị, bao gồm các chỉ tiêu hoạt động chính liên quan đến cơ cấu nguồn vốn, sử dụng vốn và kết quả kinh doanh; tổ chức và hoạt động của bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ.
+ Dự kiến kế hoạch kinh doanh cho 03 năm tiếp theo.
Hồ sơ đề nghị gia hạn thời hạn hoạt động của ngân hàng thương mại cần chuẩn bị giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Mức vốn pháp định của ngân hàng thương mại là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 86/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 2. Mức vốn pháp định
1. Ngân hàng thương mại: 3.000 tỷ đồng.
2. Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng.
3. Ngân hàng hợp tác xã: 3.000 tỷ đồng.
4. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu đô la Mỹ (USD).
5. Công ty tài chính: 500 tỷ đồng.
6. Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng.
7. Tổ chức tài chính vi mô: 05 tỷ đồng.
8. Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một xã, một thị trấn (sau đây gọi là xã): 0,5 tỷ đồng.
9. Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một phường; quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn liên xã, liên xã phường, liên phường: 01 tỷ đồng.
Theo quy định này, hiện nay mức vốn pháp định của ngân hàng thương mại là 3.000 tỷ đồng.
Ngân hàng thương mại được thực hiện các hoạt động ngân hàng nào?
Căn cứ theo Điều 98 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, ngân hàng thương mại được thực hiện các hoạt động ngân hàng dưới đây:
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.
- Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây:
+ Cho vay.
+ Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác.
+ Bảo lãnh ngân hàng.
+ Phát hành thẻ tín dụng.
+ Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế.
+ Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
- Cung ứng các phương tiện thanh toán.
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau đây:
+ Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ.
+ Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Trụ sở chính của ngân hàng thương mại đặt tại nước ngoài được không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 23 Thông tư 40/2011/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 28/2018/TT-NHNN quy định như sau:
Điều 23. Tên, trụ sở chính của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện
...
2. Trụ sở chính của ngân hàng thương mại phải đảm bảo đáp ứng các quy định về trụ sở chính của doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các điều kiện sau:
a) Là nơi làm việc của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban điều hành, được ghi trong Giấy phép và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm tên tòa nhà (nếu có), số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Trường hợp ngân hàng thương mại đăng ký đặt trụ sở chính tại nhiều hơn một số nhà hoặc tòa nhà có địa chỉ khác nhau, các số nhà hoặc tòa nhà này phải liền kề nhau;
c) Đảm bảo an toàn tài sản và phù hợp với yêu cầu hoạt động ngân hàng;
d) Có hệ thống thông tin quản lý kết nối trực tuyến giữa trụ sở chính với các chi nhánh và các bộ phận kinh doanh của ngân hàng đáp ứng các yêu cầu về quản trị điều hành và quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại và yêu cầu về quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, trụ sở chính của ngân hàng thương mại đặt tại nước ngoài không được đặt tại nước ngoài mà phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm tên tòa nhà (nếu có), số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?