Lái xe máy vượt quá tốc độ có bị giữ bằng lái dù đã nộp phạt tại chỗ không?
Quy định về việc chạy quá tốc độ theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ?
Theo khoản 5 Điều 4 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ như sau:
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ
...
5. Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
6. Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Tại Điều 12 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về quy định về tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe như sau:
Điều 12. Tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe
1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.
...
Qua đó có thể thấy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông. Mà theo nội dng quy tắc giao thông thì người điều khiển phương tiện giao thông phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình
Đồng thời tại khoản 11 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
...
11. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.
...
Theo đó, hành vi chạy quá tốc độ là hành vi vi phạm vào điều cấm của luật. Do đó với bất kỳ ai có hành vi chạy quá tốc độ đều sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật trừ trường hợp các xe được quyền ưu tiên.
Lái xe máy vượt quá tốc độ có bị giữ bằng lái dù đã nộp phạt tại chỗ không? (Hình từ Internet)
Lái xe máy vượt quá tốc độ có bị giữ bằng lái dù đã nộp phạt tại chỗ không?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định tùy vào từng trường hợp và mức độ nguy hiểm khác nhau mà người lái xe máy tham gia giao thông vượt quá tốc độ cho phép sẽ bị xử phạt hành chính khác nhau, cụ thể:
- Phạt 300.000 đồng - 400.000 đồng với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định 5 km đến dưới 10 km/h.
- Phạt 800.000 - 1.000.000 đồng với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km đến dưới 20 km/h.
- Phạt 4.000.000 đồng - 5.000.000 đồng với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h. Đối với lỗi vi phạm quá tốc độ này, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 2 tháng - 4 tháng.
Ngoài ra, tại Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định thì cảnh sát giao thông sẽ không tiến hành lập biên bản nếu xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 250.000 đồng trở xuống đối với cá nhân và 500.000 đồng trở xuống đối với tổ chức.
Như vậy, theo quy định trên, hành vi điều khiển xe máy quá tốc độ sẽ bị phạt tiền và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe nếu người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h. Tuy nhiên hành vi vi phạm này không bị tạm giữ phương tiện. Còn việc nộp phạt tại chỗ là điều không thể vì mức phạt lỗi vi phạm này đã trên 250.000 đồng.
Tốc độ tối đa được phép chạy trên đường của xe máy là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) như sau:
- 50km/h ở đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới;
- 60km/h ở đường đôi, đường một chiều có từ hai làm xe cơ giới trở lên.
Mặc khác, tốc độ tối đa của xe máy ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) đươc quy định tại Điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT:
- Đối với đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 70km/h.
- Đối với đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 60km/h.
Tuy nhiên, tốc độ tối đa của xe gắn máy (kể cả xe máy điện) trừ đường cao tốc thì không quá 40km/h (theo Điều 8 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT).
Đồng thời, theo Điều 9 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT có quy định tốc độ tối đa của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?