Đối tượng nào không được làm thành viên Ban kiểm soát đặc biệt trong tổ chức tín dụng?
Đối tượng nào không được làm thành viên Ban kiểm soát đặc biệt trong tổ chức tín dụng?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 14 Thông tư 11/2019/TT-NHNN quy định như sau:
Điều 14. Thành phần, cơ cấu, cơ chế hoạt động của Ban kiểm soát đặc biệt
...
5. Thành viên Ban kiểm soát đặc biệt không phải là vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc), cá nhân là cổ đông lớn, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt hoặc cá nhân là người đại diện theo pháp luật của cổ đông lớn, chủ sở hữu, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
6. Cơ chế hoạt động của Ban kiểm soát đặc biệt:
a) Ban kiểm soát đặc biệt làm việc theo chế độ tập thể kết hợp với chế độ trách nhiệm cá nhân, phù hợp với nội dung, tính chất từng công việc xử lý;
b) Tần suất họp, cơ chế trao đổi thông tin, ra quyết định, tổng hợp ý kiến của các thành viên do Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt quyết định phù hợp với hình thức kiểm soát đặc biệt và thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
...
Theo đó, các đối tượng không được làm thành viên Ban kiểm soát đặc biệt trong tổ chức tín dụng bao gồm:
- Vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc).
- Cá nhân là cổ đông lớn, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt hoặc cá nhân là người đại diện theo pháp luật của cổ đông lớn, chủ sở hữu, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Đối tượng nào không được làm thành viên Ban kiểm soát đặc biệt trong tổ chức tín dụng? (Hình từ Internet)
Hiện nay tổ chức tín dụng được tổ chức dưới hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, hiện nay tổ chức tín dụng được tổ chức dưới hình thức sau:
- Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, ngoại trừ trường hợp ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
- Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã.
- Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
Thông tin kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng được công bố bao gồm thông tin nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2019/TT-NHNN quy định như sau:
Điều 10. Công bố thông tin kiểm soát đặc biệt
1. Thông tin kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng được công bố bao gồm một hoặc một số thông tin sau đây:
a) Tên tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
b) Hình thức kiểm soát đặc biệt, thời hạn kiểm soát đặc biệt, chấm dứt kiểm soát đặc biệt;
c) Thông tin khác.
2. Ngân hàng Nhà nước công bố thông tin kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng thông qua một hoặc một số hình thức sau đây:
a) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước;
b) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt (nếu có);
c) Đăng trên báo Trung ương hoặc địa phương nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính ít nhất 03 số liên tiếp;
d) Họp báo;
đ) Công bố tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên hoặc Đại hội thành viên của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
...
Như vậy, các thông tin kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng được công bố bao gồm:
- Tên tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
- Hình thức kiểm soát đặc biệt, thời hạn kiểm soát đặc biệt, chấm dứt kiểm soát đặc biệt.
- Thông tin khác.
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/NTKL/24012025/ngan-hang-seabank.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/NTKL/24012025/ngan-hang-eximbank.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/NTKL/23012025/ngan-hang-lpbank.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/NTKL/23012025/ngan-hang-vpbank.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/NTKL/23012025/ngan-hang-hdbank%20(1).jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/LNMT/21%20th%C3%A1ng%201/250123/nghi_tet_nh.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2025/TTTT/250123/tet-nh.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2025/LTN/to-chuc-kiem-toan-doc-lap-1.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2025/TTTT/250123/bidv.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2025/TTTT/250123/nh-agr.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Đáp án Tuần 5 Cuộc thi tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình 2025?
- Đáp án Tuần 2 Cuộc thi tìm hiểu văn hóa Quảng Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam trên Internet 2025?
- TOEIC bao nhiêu thì được miễn thi ngoại ngữ xét tốt nghiệp THPT 2025?
- CBCCVC nghỉ hưu trước tuổi 2 đến 5 năm, hưởng chính sách như thế nào?
- Tải về 12 mẫu tờ khai theo Thông tư 86/2024/TT-BTC quy định về đăng ký thuế 2025?