01 bao tiền ngân hàng có bao nhiêu tờ? Việc giao nhận tiền mặt trong ngân hàng được thực hiện như thế nào?

01 bao tiền ngân hàng có bao nhiêu tờ? Việc giao nhận tiền ngân hàng được thực hiện trong trường hợp nào? Cơ quan nào có thẩm quyền phát hành tiền Việt Nam?

01 bao tiền ngân hàng có bao nhiêu tờ?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 01/2014/TT-NHNN quy định như sau:

Điều 4. Đóng gói tiền mặt
1. Một bó tiền gồm 1.000 (một nghìn) tờ tiền giấy cùng mệnh giá, cùng chất liệu được đóng thành 10 (mười) thếp, mỗi thếp gồm 100 (một trăm) tờ.
2. Một bao tiền gồm 20 (hai mươi) bó tiền cùng mệnh giá, cùng chất liệu.
3. Một túi tiền gồm 1.000 (một nghìn) miếng tiền kim loại đã qua lưu thông, cùng mệnh giá được đóng thành 20 (hai mươi) thỏi, mỗi thỏi gồm 50 (năm mươi) miếng.
4. Một hộp tiền gồm 2.000 (hai nghìn) miếng tiền kim loại mới đúc, cùng mệnh giá được đóng thành 40 (bốn mươi) thỏi, mỗi thỏi gồm 50 (năm mươi) miếng.
5. Một thùng tiền kim loại gồm 10 (mười) túi tiền cùng mệnh giá.
Đối với kho tiền Trung ương và kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Định, một thùng tiền kim loại gồm:
a) 50 (năm mươi) túi tiền loại mệnh giá 5.000 đồng;
b) 75 (bảy mươi lăm) túi tiền loại mệnh giá 2.000 đồng; 1.000 đồng; 500 đồng;
c) 100 (một trăm) túi tiền loại mệnh giá 200 đồng.
6. Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ hướng dẫn quy cách đóng gói tiền mặt.

Theo đó, 01 bao tiền sẽ gồm 20 (hai mươi) bó tiền cùng mệnh giá, cùng chất liệu. Ngoài ra, 01 bó tiền gồm có 1.000 (một nghìn) tờ tiền giấy cùng mệnh giá, cùng chất liệu được đóng thành 10 (mười) thếp, mỗi thếp gồm 100 (một trăm) tờ.

Vì vậy, 01 bao tiền ngân hàng sẽ có 20.000 tờ.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/11062024/tien-ngan-hang.jpg

01 bao tiền ngân hàng có bao nhiêu tờ? Việc giao nhận tiền mặt trong ngân hàng được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Việc giao nhận tiền mặt trong ngân hàng được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 01/2014/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1, khoản 2 Điều 1 Thông tư 19/2021/TT-NHNN, khoản 2 Điều 1 Thông tư 12/2017/TT-NHNN, việc giao nhận tiền ngân hàng chỉ được thực hiện trong các trường hợp cụ thể dưới đây:

- Đối với việc giao nhận tiền mặt theo bó tiền đủ 10 thếp nguyên niêm phong hoặc túi tiền nguyên niêm phong:

+ Giao nhận tiền mặt trong nội bộ Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đối với tiền đã qua lưu thông, ngoại trừ trường hợp tại điểm c, g khoản 2 Điều 11 Thông tư 01/2014/TT-NHNN.

+ Giao nhận tiền mặt loại mệnh giá từ 50.000 đồng trở lên theo lệnh điều chuyển giữa kho tiền Trung ương với Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và ngược lại; giữa các kho tiền Trung ương với nhau; giữa các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh với nhau, trừ trường hợp tại điểm đ khoản 2 Điều 11 Thông tư 01/2014/TT-NHNN.

+ Giao nhận tiền mặt giữa Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngược lại; giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn tỉnh, thành phố với nhau.

- Đối với việc giao nhận tiền mặt theo bao, hộp, thùng nguyên niêm phong:

+ Giao nhận các loại tiền mới in, đúc của cơ sở in, đúc tiền hoặc của Ngân hàng Nhà nước trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 01/2014/TT-NHNN.

+ Các loại tiền được kiểm đếm, phân loại, đóng gói bằng hệ thống máy đa chức năng xử lý kiểm đếm, phân loại, đóng bó (túi) liên hoàn của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì được giao nhận như tiền mới in, đúc quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 01/2014/TT-NHNN.

+ Xuất, nhập các loại tiền đã qua lưu thông giữa Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khi được Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định bằng văn bản.

+ Giao nhận tiền mặt loại mệnh giá từ 20.000 đồng trở xuống theo lệnh điều chuyển giữa kho tiền Trung ương với Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và ngược lại; giữa các kho tiền Trung ương với nhau; giữa các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh với nhau.

+ Giao nhận tiền mặt loại mệnh giá 50.000 đồng theo lệnh điều chuyển giữa kho tiền Trung ương với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Thọ, Nghệ An, Bình Định, Vĩnh Long và ngược lại; giữa các kho tiền Trung ương với nhau; giữa các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Thọ, Nghệ An, Bình Định, Vĩnh Long với nhau.

+ Giao nhận tiền mặt trong nội bộ kho tiền Trung ương.

+ Giao nhận tiền mặt trong nội bộ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Thọ, Nghệ An, Bình Định, Vĩnh Long khi thực hiện lệnh điều chuyển.

Cơ quan nào có thẩm quyền phát hành tiền Việt Nam?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định như sau:

Điều 17. Phát hành tiền giấy, tiền kim loại
1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.
4. Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản "Nợ" đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản "Có" của Ngân hàng Nhà nước.

Như vậy, hiện nay thẩm quyền phát hành tiền Việt Nam sẽ thuộc về Ngân hàng Nhà nước.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Kim Linh
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào