Thời hạn thụ lý giải quyết khiếu nại là bao nhiêu ngày? Khiếu nại các quyết định nào thì không được thụ lý giải quyết?
Thời hạn thụ lý giải quyết khiếu nại là bao nhiêu ngày?
Căn cứ Điều 28 Luật Khiếu nại 2011 quy định thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu:
Điều 28. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Căn cứ Điều 37 Luật Khiếu nại 2011 quy định thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai:
Điều 37. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Như vậy, thời gian thụ lý giải quyết khiếu nại được quy định như sau:
(1) Đối với khiếu nại lần đầu
- 30 ngày kể từ ngày thụ lý. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
- 45 ngày kể từ ngày thụ lý đối với ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày.
(2) Đối với khiếu nại lần hai
- 45 ngày kể từ ngày thụ lý. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày.
- 60 ngày kể từ ngày thụ lý đối với ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 70 ngày.
Thời hạn thụ lý giải quyết khiếu nại là bao nhiêu ngày? Khiếu nại các quyết định nào thì không được thụ lý giải quyết? (Hình từ Internet)
Khiếu nại các quyết định nào thì không được thụ lý giải quyết?
Căn cứ Điều 11 Luật Khiếu nại 2011 quy định các khiếu nại không được thụ lý giải quyết:
Điều 11. Các khiếu nại không được thụ lý giải quyết
Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý giải quyết:
1. Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định;
2. Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
3. Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;
...
Như vậy, khiếu nại các quyết định sau thì không được thụ lý giải quyết:
- Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ
- Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới
- Quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định
- Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại
Người khiếu nại có được quyền rút lại đơn khiếu nại không?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Luật Khiếu nại 2011 quy định quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại:
Điều 12. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:
...
i) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
k) Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính;
l) Rút khiếu nại.
...
Theo quy định trên, ngươi khiếu nại có quyền rút khiếu nại ở bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Việc rút khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại; đơn xin rút khiếu nại phải gửi đến người giải quyết khiếu nại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?
- Bộ Đề thi Toán lớp 2 học kì 1 Cánh diều có đáp án năm 2024-2025?
- Chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?
- Mẫu phiếu kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị theo Thông tư 105?
- Từ 1/1/2025, điều khiển ôtô điện cần giấy phép lái xe hạng gì?