Hình thức mua sắm trực tuyến được áp dụng đối với gói thầu nào?

Hình thức mua sắm trực tuyến được áp dụng đối với gói thầu nào? Bên mời thầu có nhu cầu mua sắm trực tuyến đặt mua ở đâu?

Hình thức mua sắm trực tuyến được áp dụng đối với gói thầu nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 102 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 102. Hình thức mua sắm trực tuyến
1. Mua sắm trực tuyến phải được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu và được áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ của gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu không quá 100 triệu đồng; gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công có giá gói thầu không quá 01 tỷ đồng.
2. Thời gian áp dụng mua sắm trực tuyến đối với các hạng mục trong danh mục hàng hóa, dịch vụ mua sắm tập trung là thời gian thực hiện hợp đồng trong trường hợp không ký thỏa thuận khung nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực hoặc thời gian có hiệu lực của thỏa thuận khung.

Theo đó, hình thức mua sắm trực tuyến được áp dụng đối với các gói thầu dưới đây:

- Gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu không quá 100 triệu đồng.

- Gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và dự án đầu tư có giá gói thầu không quá 01 tỷ đồng.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/08062024/mua-sam-truc-tuyen%20(1).jpg

Hình thức mua sắm trực tuyến được áp dụng đối với gói thầu nào? (Hình từ Internet)

Bên mời thầu có nhu cầu mua sắm trực tuyến đặt mua ở đâu?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 103 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 103. Quy trình mua sắm trực tuyến
1. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tự động trích xuất thông tin về kết quả lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm tập trung vào danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm trực tuyến.
2. Căn cứ danh mục hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này, chủ đầu tư, bên mời thầu có nhu cầu mua sắm trực tuyến đặt mua hàng hóa, dịch vụ trực tiếp trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Nội dung đơn hàng đối với từng hàng hóa, dịch vụ bao gồm: số lượng, khối lượng; phương thức vận chuyển và đơn giá vận chuyển (nếu có); đơn giá của hàng hóa, dịch vụ; phương thức thanh toán; địa điểm giao hàng hoặc địa điểm thực hiện; các thông tin cần thiết khác.
3. Đối với mỗi yêu cầu đặt hàng, Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tự động gửi thông báo cho nhà thầu đã trúng thầu trong mua sắm tập trung trước đó. Nhà thầu có trách nhiệm xác nhận đơn hàng hoặc từ chối đơn hàng trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu đặt hàng.
4. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hiển thị thông báo về việc xác nhận đơn hàng hoặc từ chối đơn hàng của nhà thầu và gửi thông báo đến đơn vị đặt mua.
5. Công khai kết quả mua sắm trực tuyến.
6. Việc hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 32 và Điều 33 của Nghị định này. Nhà thầu quản lý các đơn hàng đã xác nhận và chịu trách nhiệm cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu, đảm bảo chất lượng và tiến độ.

Như vậy, trường hợp bên mời thầu có nhu cầu mua sắm trực tuyến thì có thể tiến hành đặt mua hàng hóa, dịch vụ trực tiếp trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu không?

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 8 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:

Điều 8. Cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu
1. Trách nhiệm đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu được quy định như sau:
a) Chủ đầu tư có trách nhiệm đăng tải thông tin quy định tại các điểm a, g, h, i và k khoản 1 Điều 7 của Luật này;
b) Bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông tin quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 7 của Luật này. Đối với gói thầu được tổ chức đấu thầu quốc tế, bên mời thầu phải đăng tải các thông tin quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 7 của Luật này bằng tiếng Việt và tiếng Anh; đối với thông tin quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 7 của Luật này, bên mời thầu đăng tải bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt và tiếng Anh;
c) Nhà thầu có trách nhiệm cập nhật, đăng tải thông tin về năng lực, kinh nghiệm của mình vào cơ sở dữ liệu nhà thầu, trong đó bao gồm thông tin quy định tại điểm k khoản 1 Điều 7 của Luật này.
...

Vì vậy, theo Luật Đấu thầu 2023 thì bên mời thầu sẽ có trách nhiệm đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu bao gồm:

- Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển.

- Thông báo mời thầu.

- Danh sách ngắn.

- Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và các nội dung sửa đổi, làm rõ hồ sơ (nếu có).

Trong đó, đối với gói thầu được tổ chức đấu thầu quốc tế, bên mời thầu phải thực hiện như sau:

- Đăng tải bằng tiếng Việt và tiếng Anh các thông tin gồm:

+ Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển.

+ Thông báo mời thầu.

+ Danh sách ngắn.

- Đăng tải bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt và tiếng Anh các thông tin về hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và các nội dung sửa đổi, làm rõ hồ sơ (nếu có).

Mua sắm trực tuyến
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Mua sắm trực tuyến
Hỏi đáp Pháp luật
Hình thức mua sắm trực tuyến được áp dụng đối với gói thầu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Mua sắm trực tuyến
Nguyễn Thị Kim Linh
291 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Mua sắm trực tuyến
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào