Mẫu biên bản tạm bàn giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ mới nhất?
- Mẫu biên bản tạm bàn giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ mới nhất?
- Có các phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nào?
- Nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đến từ các nguồn nào?
- Ai có thẩm quyền phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác?
Mẫu biên bản tạm bàn giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ mới nhất?
Mẫu biên bản tạm bàn giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ mới nhất là Mẫu số 01A được ban hành kèm theo Nghị định 44/2024/NĐ-CP.
Tải về mẫu biên bản tạm bàn giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại đây: tại đây
Mẫu biên bản tạm bàn giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ mới nhất? (Hình từ Internet)
Có các phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nào?
Tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 12. Phương thức và nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
a) Cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
b) Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
c) Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
d) Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
đ) Trường hợp cần thiết thực hiện khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phương thức khác với các phương thức quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này, Bộ Giao thông vận tải (đối với tài sản thuộc trung ương quản lý), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với tài sản thuộc địa phương quản lý) chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Nội dung chủ yếu của Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Mẫu số 02Đ tại Phụ lục kèm theo Nghị định này. Sau khi Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
...
Như vậy, các phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm:
- Cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Các phương thức khác được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đến từ các nguồn nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 44/2024/NĐ-CP thì nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm:
- Phí sử dụng đường bộ và các khoản phí khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
- Tiền thu từ cung cấp các dịch vụ liên quan đến tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Tiền thu từ chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản, cho thuê quyền khai thác tài sản, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Các khoản thu khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Ai có thẩm quyền phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 44/2024/NĐ-CP thì thẩm quyền phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác như sau:
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản ở trung ương quản lý, trừ tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản ở địa phương quản lý, trừ tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11/1930 - 18/11/2024)?
- 12 dịch vụ tại cảng biển thuộc diện kê khai giá từ ngày 15/01/2025?
- Mẫu đơn giải trình Đảng viên sinh con thứ 3 mới nhất năm 2024?
- Tỉnh Bắc Kạn có bao nhiêu huyện và thành phố? Tỉnh Bắc Kạn giáp tỉnh nào?
- Lập xuân 2025 vào ngày nào? Ngày Lập xuân bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?