Trường hợp nào được xem là vi phạm thời gian lái xe khi tham gia giao thông?

Trường hợp nào được xem là vi phạm thời gian lái xe khi tham gia giao thông? Làm sao để biết được thời gian lái xe của người tham gia giao thông?

Trường hợp được xem là vi phạm thời gian lái xe khi tham gia giao thông?

Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư 09/2015/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT quy định về phương pháp tính toán như sau:

Điều 5. Quy định về phương pháp tính toán
.....
3. Tính toán thời gian lái xe
a) Thời gian lái xe của một người lái xe được xác định khi người lái xe điều khiển phương tiện tham gia giao thông (chỉ tính thời gian khi phương tiện di chuyển có tốc độ);
...

Căn cứ theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 09/2015/TT-BGTVT bị thay thế bởi điểm 2 Phụ lục 9 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT quy định về tính toán vi phạm thời gian lái xe như sau:

2. Tính toán vi phạm thời gian lái xe:
a) Vi phạm thời gian lái xe liên tục: được xác định khi có thời gian lái xe của một người vượt quá 4 giờ nhưng không dừng, đỗ xe >= 15 phút (áp dụng đối với xe tuyến cố định, xe hợp đồng, xe du lịch, xe buýt liên tỉnh và xe vận tải hàng hoá); >= 5 phút (áp dụng đối với xe buýt nội tỉnh, xe taxi) hoặc không đổi lái xe.
Bổ sung thuật toán: đối với các đơn vị có truyền thông tin bật/tắt động cơ xe là một điều kiện tính toán, trong trường hợp phương tiện vẫn di chuyển nhưng không có dữ liệu thì vẫn tính thời gian lái xe liên tục.
b) Vi phạm thời gian lái xe trong ngày: được xác định khi tổng thời gian lái xe của một người trong ngày vượt quá 10 giờ.

Như vậy, vi phạm thời gian lái xe khi tham gia giao thông được xác định như sau:

- Vi phạm thời gian lái xe liên tục được xác định như sau:

+ Khi có thời gian lái xe của một người vượt quá 4 giờ nhưng không dừng, đỗ xe >= 15 phút (áp dụng đối với xe tuyến cố định, xe hợp đồng, xe du lịch, xe buýt liên tỉnh và xe vận tải hàng hoá); >= 5 phút (áp dụng đối với xe buýt nội tỉnh, xe taxi) hoặc không đổi lái xe.

+ Đối với các đơn vị có truyền thông tin bật/tắt động cơ xe là một điều kiện tính toán, trong trường hợp phương tiện vẫn di chuyển nhưng không có dữ liệu thì vẫn tính thời gian lái xe liên tục.

- Vi phạm thời gian lái xe trong ngày: được xác định khi tổng thời gian lái xe của một người trong ngày vượt quá 10 giờ.

Trường hợp nào được xem là vi phạm thời gian lái xe khi tham gia giao thông? (Hình từ Internet)

Làm sao để giám sát được thời gian lái xe của người tham gia giao thông?

Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe như sau:

Điều 12. Quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa và xe trung chuyển phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
2. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.
3. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:
a) Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: Hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam);
b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế.
4. Tổng cục Đường bộ Việt Nam lưu trữ dữ liệu vi phạm của các phương tiện trong thời gian 03 năm.
5. Đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình để đảm bảo cung cấp được các thông tin theo quy định tại điểm a khoản 3 của Điều này.
.....

Như vậy, thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải đảm bảo lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: Hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam).

Cho nên, thông qua thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô có thể giám sát được thời gian lái xe của người tham gia giao thông.

Điều kiện để kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình là gì?

Căn cứ vào Điều 67 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:

Điều 67. Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;
c) Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
d) Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;
đ) Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
....

Theo đó, để kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật bao gồm:

- Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;

- Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;

- Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;

- Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;

- Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Hồ Quốc Anh Minh
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào