Cơ sở khám chữa bệnh cho thuê diện tích không sử dụng hết thì có cần phê duyệt đề án của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hay không?
Cơ sở khám chữa bệnh cho thuê diện tích không sử dụng hết thì có cần phê duyệt đề án của Chủ tịch UBND cấp tỉnh hay không?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 57 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích cho thuê như sau:
Điều 57. Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích cho thuê
1. Đơn vị sự nghiệp công lập được cho thuê tài sản công trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhưng chưa sử dụng hết công suất;
b) Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt để cho thuê mà không do ngân sách nhà nước đầu tư.
2. Thẩm quyền phê duyệt đề án cho thuê tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đề án cho thuê đối với tài sản là cơ sở hoạt động sự nghiệp; tài sản khác có giá trị lớn theo quy định của Chính phủ;
b) Hội đồng quản lý hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phê duyệt đề án cho thuê đối với tài sản không thuộc quy định tại điểm a khoản này.
.....
Như vậy, diện tích không sử dụng hết của cơ sở khám chữa bệnh công lập được cho thuê nếu tài sản này được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhưng chưa sử dụng hết công suất.
Mặt khác, trường hợp sở khám chữa bệnh cho thuê diện tích không sử dụng hết phải cần có sự phê duyệt đề án của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương.
Cơ sở khám chữa bệnh cho thuê diện tích không sử dụng hết thì có cần phê duyệt đề án của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hay không? (Hình từ Internet)
Cho thuê tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo hình thức nào?
Theo quy định khoản 3 Điều 46 Nghị định 151/2017/NĐ-CP, việc cho thuê tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo các hình thức như sau:
[1] Đấu giá áp dụng đối với gói cho thuê tài sản là cơ sở hoạt động sự nghiệp. Việc đấu giá cho thuê tài sản được thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 24 Nghị định 151/2017/NĐ-CP và pháp luật về đấu giá tài sản.
[2] Cho thuê trực tiếp áp dụng trong các trường hợp sau:
- Tài sản là phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị.
- Cho thuê từng hạng mục thuộc cơ sở hoạt động sự nghiệp (hội trường, phòng họp, phòng hội thảo, phòng thí nghiệm, phòng điều trị...) trong thời gian dưới 15 ngày hoặc từ 15 ngày trở lên nhưng không liên tục.
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập xác định và niêm yết giá cho thuê tại trụ sở đơn vị; đồng thời, thông báo công khai giá cho thuê tài sản trên Trang thông tin của đơn vị (nếu có), Cổng thông tin điện tử của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương, Trang thông tin điện tử về tài sản công của Bộ Tài chính, Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công.
Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê do ai lập?
Căn cứ tại Điều 44 Nghị định 151/2017/NĐ-CP được đính chính bởi Điểm 1 Công văn 41/CP-KTTH năm 2018 quy định về đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết cụ thể như sau:
Điều 44. Đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết
1. Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm lập đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo Mẫu số 02/TSC-ĐA ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Tài sản có giá trị lớn quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56, điểm a khoản 2 Điều 57 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phù hợp với loại tài sản và chức năng, nhiệm vụ, năng lực của đơn vị sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
.....
Thông qua quy định trên, đề án sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê do đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm lập theo Mẫu số 02/TSC-ĐA ban hành kèm theo Nghị định 151/2017/NĐ-CP.
Mặt khác, đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) xem xét, gửi lấy ý kiến thẩm định của cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 (đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý), Sở Tài chính (đối với đơn vị thuộc địa phương quản lý).
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề án, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017, Sở Tài chính xem xét, cho ý kiến thẩm định về: Sự cần thiết; sự phù hợp của đề án với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan; các nội dung trong đề án cần phải chỉnh lý, hoàn thiện;
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định, đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện đề án, trình cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 56, khoản 2 Điều 57 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 phê duyệt.
- Riêng đối với đề án sử dụng tài sản là cơ sở hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập có nguyên giá theo sổ kế toán từ 500 tỷ đồng trở lên thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương phải xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ (đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương quản lý), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải xin ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp (đối với đơn vị sự nghiệp thuộc địa phương quản lý) trước khi phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ sở khám chữa bệnh có thể đặt câu hỏi tại đây.