Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là gì?

Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là gì?

Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là gì?

Tại Điều 63 Luật Thương mại 2005 quy định về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa như sau:

Điều 63. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
1. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hoá theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.
2. Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.

Như vậy, mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hoá theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.

Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là gì?

Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là gì? (Hình từ Internet)

Sở giao dịch hàng hoá có các chức năng gì?

Theo quy định tại Điều 67 Luật Thương mại 2005 thì Sở giao dịch hàng hoá có các chức năng sau đây:

- Cung cấp các điều kiện vật chất - kỹ thuật cần thiết để giao dịch mua bán hàng hoá;

- Điều hành các hoạt động giao dịch;

- Niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm.

Các hành vi nào bị cấm trong hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa?

Theo quy định tại Điều 71 Luật Thương mại 2005 thì các hành vi bị cấm trong hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa như sau:

- Nhân viên của Sở giao dịch hàng hoá không được phép môi giới, mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá.

- Các bên liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá không được thực hiện các hành vi sau đây:

+ Gian lận, lừa dối về khối lượng hàng hóa trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn được giao dịch hoặc có thể được giao dịch và gian lận, lừa dối về giá thực tế của loại hàng hoá trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn;

+ Đưa tin sai lệch về các giao dịch, thị trường hoặc giá hàng hoá mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa;

+ Dùng các biện pháp bất hợp pháp để gây rối loạn thị trường hàng hóa tại Sở giao dịch hàng hoá;

+ Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Sở Giao dịch hàng hóa có các quyền gì?

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 158/2006/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 và khoản 3 Điều 2 Nghị định 51/2018/NĐ-CP thì Sở Giao dịch hàng hóa có các quyền sau đây:

- Lựa chọn loại hàng hoá trong danh mục hàng hoá được quy định tại Điều 32 Nghị định 158/2006/NĐ-CP để tổ chức giao dịch mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.

- Tổ chức, điều hành và quản lý hoạt động giao dịch mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.

- Chấp thuận, huỷ bỏ tư cách thành viên theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.

- Yêu cầu các thành viên kinh doanh ký quỹ đảm bảo tư cách thành viên, ký quỹ giao dịch theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.

- Thu phí thành viên, phí giao dịch, phí cung cấp dịch vụ thông tin và các loại phí dịch vụ khác theo Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa và theo quy định của pháp luật.

- Kiểm tra, giám sát hoạt động giao dịch và công bố thông tin của các thành viên.

- Yêu cầu các thành viên thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro được quy định trong Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.

- Chỉ định thành viên kinh doanh khác thực hiện các hợp đồng đang được nắm giữ bởi một thành viên kinh doanh bị chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại Điều 24 Nghị định 158/2006/NĐ-CP.

- Làm trung gian hoà giải theo yêu cầu khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.

- Thực hiện các quyền khác theo quy định của Nghị định 158/2006/NĐ-CP, Điều lệ hoạt động và theo quy định của pháp luật.

- Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam có quyền liên thông với Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài theo quy định tại Nghị định 158/2006/NĐ-CP.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Mua bán hàng hóa
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
1,929 lượt xem
Mua bán hàng hóa
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Mua bán hàng hóa
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn bồi thường hợp đồng mua bán bằng bù trừ công nợ năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bên bán có được giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đồng tiền thanh toán, chuyển tiền trong hoạt động mua bán hàng hóa giữa Việt Nam-Lào là đồng gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bom hàng là gì? Bom hàng online có được xem là vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải về bảng báo giá mẫu word đẹp và đầy đủ nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được giao hàng bất kỳ lúc nào khi không thỏa thuận thời hạn giao hàng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quần áo secondhand là gì? Nhập quần áo secondhand về bán có phải đóng lệ phí môn bài không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được gia hạn thời gian giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đặt hàng công ty 2024? Hợp đồng mua bán hàng hóa có thời hạn bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Mua bán hàng hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào