Phân công người hướng dẫn thực hành khám chữa bệnh không đáp ứng đủ các điều kiện có bị phạt không?

Phân công người hướng dẫn thực hành khám chữa bệnh không đáp ứng đủ các điều kiện có bị phạt không? Cơ sở hướng dẫn thực hành khám chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện nào?

Phân công người hướng dẫn thực hành khám chữa bệnh không đáp ứng đủ các điều kiện có bị phạt không?

Căn cứ khoản 4 Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 8 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:

Điều 38. Vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
...
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Người hành nghề đăng ký hành nghề cùng một thời gian tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau; người hành nghề thực hiện hành nghề không đúng thời gian đăng ký đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc hành nghề không đúng điều động, phân công của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
b) Không cấp giấy xác nhận quá trình thực hành cho người thực hành sau khi đã hoàn thành quá trình thực hành theo quy định của pháp luật;
c) Cấp giấy xác nhận quá trình thực hành không đúng nội dung; không đúng sự thật; không phù hợp với văn bằng chuyên môn của người đăng ký hành nghề;
d) Phân công người hướng dẫn thực hành không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
đ) Người hành nghề không đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, hành vi phân công người hướng dẫn thực hành khám chữa bệnh không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần mức phạt của cá nhân. (quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP)

Phân công người hướng dẫn thực hành khám chữa bệnh không đáp ứng đủ các điều kiện có bị phạt không?

Phân công người hướng dẫn thực hành khám chữa bệnh không đáp ứng đủ các điều kiện có bị phạt không? (Hình từ Internet)

Cơ sở hướng dẫn thực hành khám chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định điều kiện và trách nhiệm của cơ sở hướng dẫn thực hành:

Điều 6. Điều kiện và trách nhiệm của cơ sở hướng dẫn thực hành
1. Cơ sở hướng dẫn thực hành phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động phù hợp với các hình thức tổ chức của cơ sở hướng dẫn thực hành quy định tại Điều 5 Nghị định này;
b) Có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung thực hành theo quy định tại Điều 3 Nghị định này. Trường hợp không đủ các chuyên khoa theo nội dung thực hành quy định tại Điều 3 Nghị định này được ký hợp đồng hợp tác với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác đáp ứng nội dung thực hành.
...

Như vậy, cơ sở hướng dẫn thực hành khám chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau:

[1] Là cơ sở khám chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động phù hợp với các hình thức tổ chức của cơ sở hướng dẫn thực hành như sau:

- Cơ sở hướng dẫn thực hành đối với chức danh bác sỹ:

+ Bác sỹ y khoa, y học dự phòng: hình thức tổ chức là bệnh viện

+ Bác sỹ y học cổ truyền: hình thức tổ chức là bệnh viện và phải có phạm vi hoạt động chuyên môn về y học cổ truyền

+ Bác sỹ răng hàm mặt: hình thức tổ chức là bệnh viện và phải có phạm vi hoạt động chuyên môn về răng hàm mặt

- Cơ sở hướng dẫn thực hành đối với chức danh y sỹ:

+ Y sỹ đa khoa: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện; phòng khám đa khoa; trạm y tế xã, phường, thị trấn

+ Y sỹ y học cổ truyền: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện hoặc phòng khám đa khoa hoặc trạm y tế xã. Các cơ sở này phải có phạm vi hoạt động chuyên môn về y học cổ truyền.

- Điều dưỡng: thức tổ chức là bệnh viện.

- Hộ sinh: hình thức tổ chức là bệnh viện hoặc nhà hộ sinh hoặc trạm y tế xã, trong đó bệnh viện, trạm y tế xã phải có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa sản.

- Kỹ thuật y:

+ Kỹ thuật y với phạm vi hành nghề xét nghiệm y học: hình thức tổ chức là bệnh viện hoặc phòng khám hoặc cơ sở xét nghiệm.

+ Kỹ thuật y với phạm vi hành nghề hình ảnh y học: hình thức tổ chức là bệnh viện hoặc phòng khám hoặc cơ sở chẩn đoán hình ảnh.

+ Kỹ thuật y với phạm vi hành nghề phục hình răng: hình thức tổ chức là bệnh viện hoặc phòng khám hoặc cơ sở kỹ thuật phục hình răng.

+ Kỹ thuật y với phạm vi hành nghề khúc xạ nhãn khoa: hình thức tổ chức là bệnh viện hoặc phòng khám hoặc cơ sở kính thuốc có thực hiện việc đo, kiểm tra tật khúc xạ.

+ Kỹ thuật y với phạm vi hành nghề phục hồi chức năng: hình thức tổ chức là bệnh viện hoặc phòng khám hoặc cơ sở kỹ thuật phục hồi chức năng.

- Dinh dưỡng lâm sàng: hình thức tổ chức là bệnh viện và có bộ phận chuyên môn về dinh dưỡng.

- Cấp cứu viên ngoại viện: hình thức tổ chức là bệnh viện, cơ sở cấp cứu ngoại viện.

- Tâm lý lâm sàng: hình thức tổ chức là bệnh viện hoặc cơ sở tâm lý lâm sàng, trong đó bệnh viện phải có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa tâm thần hoặc có bộ phận chuyên môn về tâm lý lâm sàng.

[2] Có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung thực hành

Trường hợp không đủ các chuyên khoa theo nội dung thực hành được ký hợp đồng hợp tác với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác đáp ứng nội dung thực hành.

Thời gian thực hành khám chữa bệnh để cấp giấy phép hành nghề của bác sĩ là bao lâu?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định thời gian, nội dung thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:

Điều 3. Thời gian, nội dung thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sỹ là 12 tháng, trong đó:
a) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 09 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
...

Như vậy, thời gian thực hành khám chữa bệnh để cấp giấy phép hành nghề của bác sĩ là 12 tháng. Trong đó 09 tháng là thực hành chuyên môn khám chữa bệnh là 03 tháng là thực hành chuyên môn khám chữa bệnh về hồi sức cấp cứu.

Trân trọng!

Khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khám chữa bệnh
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh liên cầu lợn ở người bắt nguồn từ đâu? Các biện pháp phòng bệnh liên cầu lợn ở người theo Hướng dẫn của Bộ Y tế?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách cơ sở khám chữa bệnh ban đầu quý 3 năm 2024 tại TP Hồ Chí Minh?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian thực hành khám chữa bệnh đối với bác sĩ da liễu là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian ủ bệnh bạch hầu là mấy ngày? Biến chứng bệnh bạch hầu ác tính là biến chứng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh bạch hầu được phân loại như thế nào? Người bị nghi là bệnh bạch hầu cần phải làm gì để phòng chống bệnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Các dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu? Bệnh bạch hầu có phải là bệnh truyền nhiễm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Độ tuổi dễ mắc bệnh bạch hầu là bao nhiêu? Hướng dẫn cách phòng bệnh bạch hầu như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu theo quy định của Bộ Y tế?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh chữa bệnh có thời hạn bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người hành nghề khám bệnh chữa bệnh lạm dụng nghề nghiệp để xâm phạm thân thể người bệnh thì bị xử phạt thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khám chữa bệnh
Phan Vũ Hiền Mai
281 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Khám chữa bệnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào