Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2024 triệt để cắt giảm các khoản chi không cần thiết, cấp bách như hội họp, tiếp khách, đi công tác nước ngoài?
- Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2024 triệt để cắt giảm các khoản chi không thực sự cần thiết, cấp bách như hội họp, tiếp khách, đi công tác nước ngoài?
- Trách nhiệm của các bộ, cơ quan trung ương trong việc xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2026-2030 cụ thể ra sao?
- Việc xác định khung cân đối ngân sách nhà nước 05 năm giai đoạn 2026 - 2030 bao gồm những yếu tố nào?
Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2024 triệt để cắt giảm các khoản chi không thực sự cần thiết, cấp bách như hội họp, tiếp khách, đi công tác nước ngoài?
Ngày 28/5/2024, Thủ tướng chính phủ ban hành Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2024 về xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2026-2030.
Theo đó, tại Tiểu mục 4 Mục 1 Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2024 có nêu rõ:
I. YÊU CẦU CHUNG
...
4. Triệt để cắt giảm chi thường xuyên, các khoản chi sự nghiệp có tính chất đầu tư, các khoản chi không thực sự cần thiết, cấp bách như hội họp, tiếp khách, đi công tác nước ngoài... Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn 2026 - 2030, tập trung cho tăng trưởng, đầu tư phát triển, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún, có tính chất xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái của đất nước và của các bộ, cơ quan, địa phương.
5. Công khai, minh bạch, hiệu quả, chống tiêu cực, tham nhũng trong việc giao chỉ tiêu thu - chi ngân sách nhà nước; tăng cường phân công, phân cấp, phân quyền theo quy định của pháp luật, cá thể hóa trách nhiệm gắn với kiểm tra, giám sát, phân bổ nguồn lực hợp lý, đặc biệt coi trọng và phát huy vị trí, vai trò của người đứng đầu.
Như vậy, trong kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2026-2030 Thủ tướng yêu cầu cần triệt để cắt giảm chi thường xuyên, các khoản chi sự nghiệp có tính chất đầu tư, các khoản chi không thực sự cần thiết, cấp bách như hội họp, tiếp khách, đi công tác nước ngoài...
Ngoài ra cần ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn 2026 - 2030, tập trung cho tăng trưởng, đầu tư phát triển, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún, có tính chất xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái của đất nước và của các bộ, cơ quan, địa phương.
Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2024 triệt để cắt giảm các khoản chi không cần thiết, cấp bách như hội họp, tiếp khách, đi công tác nước ngoài? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của các bộ, cơ quan trung ương trong việc xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2026-2030 cụ thể ra sao?
Tại Tiểu mục 3 Mục 4 Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2024 trách nhiệm các bộ, cơ quan trung ương trong việc xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2026-2030 như sau:
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
...
3. Các bộ, cơ quan trung ương:
a) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu 05 năm giai đoạn sau của ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý để làm căn cứ xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia.
b) Chủ động xây dựng báo cáo đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của giai đoạn 2021 - 2025 gắn kết với các mục tiêu, nguồn lực tài chính bố trí trong giai đoạn; dự kiến mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, các điều chỉnh chính sách thuộc phạm vi quản lý và đánh giá tác động, nhu cầu tài chính, ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2026 - 2030; trên cơ sở đó gửi và phối hợp với Bộ Tài chính để hoàn thiện kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn 2026 - 2030.
...
Như vậy, trách nhiệm của các bộ, cơ quan trung ương trong việc xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2026-2030 như sau:
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu 05 năm giai đoạn sau của ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý để làm căn cứ xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia.
- Chủ động xây dựng báo cáo đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của giai đoạn 2021 - 2025 gắn kết với các mục tiêu, nguồn lực tài chính bố trí trong giai đoạn; dự kiến mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, các điều chỉnh chính sách thuộc phạm vi quản lý và đánh giá tác động, nhu cầu tài chính, ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2026 - 2030; trên cơ sở đó gửi và phối hợp với Bộ Tài chính để hoàn thiện kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn 2026 - 2030.
Việc xác định khung cân đối ngân sách nhà nước 05 năm giai đoạn 2026 - 2030 bao gồm những yếu tố nào?
Căn cứ tại tiết d Tiểu mục 1 Mục 3 Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2024 việc xác định khung cân đối ngân sách nhà nước 05 năm giai đoạn 2026 - 2030 bao gồm:
- Tổng thu ngân sách nhà nước, chi tiết cơ cấu thu theo lĩnh vực;
- Tổng chi ngân sách nhà nước, chi tiết theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, chi viện trợ, các khoản chi khác; các yếu tố tác động đến chi ngân sách nhà nước, trong đó có việc thực hiện tổng thể chính sách cải cách tiền lương và các chính sách về lương hưu, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công, trợ cấp xã hội;
- Cân đối ngân sách nhà nước: Bội chi ngân sách nhà nước, bội chi ngân sách trung ương; tổng mức vay của ngân sách nhà nước, bao gồm vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc;
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?