Người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 20 năm trở lên có được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao không?
Số lượng Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao tối đa bao nhiêu người?
Căn cứ Điều 93 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định tổng biên chế, số lượng, cơ cấu tỷ lệ ngạch Kiểm sát viên, Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân:
Điều 93. Tổng biên chế, số lượng, cơ cấu tỷ lệ ngạch Kiểm sát viên, Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân
1. Số lượng Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao không quá 19 người.
2. Tổng biên chế, số lượng Kiểm sát viên; cơ cấu tỷ lệ các ngạch Kiểm sát viên tại mỗi cấp Viện kiểm sát; số lượng, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sau khi có ý kiến của Chính phủ.
Căn cứ tổng biên chế, số lượng, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Kiểm sát viên đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định biên chế, số lượng Kiểm sát viên, công chức khác, viên chức và người lao động khác của các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới.
3. Tổng biên chế, số lượng Kiểm sát viên; cơ cấu tỷ lệ các ngạch Kiểm sát viên của mỗi cấp Viện kiểm sát quân sự; số lượng, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Điều tra viên của Viện kiểm sát quân sự trung ương do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
...
Theo quy định trên, số lượng Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao tối đa là 19 người.
Người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 20 năm trở lên có được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao không? (Hình từ Internet)
Người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 20 năm trở lên có được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao không?
Căn cứ Điều 80 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
Điều 80. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
a) Đã là Kiểm sát viên cao cấp ít nhất 05 năm;
b) Có năng lực chỉ đạo, điều hành công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
c) Có năng lực giải quyết những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân, người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 20 năm trở lên, có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Như vậy, người đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 20 năm trở lên và do nhu cầu cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân nếu có đủ các điều kiện sau thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
- Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa
- Có trình độ cử nhân luật trở lên
- Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát
- Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao
- Có năng lực chỉ đạo, điều hành công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Có năng lực giải quyết những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân bị cách chức khi nào?
Căn cứ Điều 89 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân bị cách chức trong các trường hợp sau:
[1] Bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
[2] Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Kiểm sát viên có thể bị cách chức chức danh Kiểm sát viên khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Vi phạm trong khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
- Vi phạm quy định những việc Kiểm sát viên không được làm sau:
+ Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.
+ Tư vấn cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật.
+ Can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.
+ Đưa hồ sơ, tài liệu của vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
+ Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.
- Vi phạm về phẩm chất đạo đức
- Có hành vi vi phạm pháp luật khác
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?