Mẫu giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của bác sĩ?
- Mẫu giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của bác sĩ?
- Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sỹ là bao lâu?
- Cơ sở hướng dẫn thực hành đối với chức danh bác sĩ là các cơ sở nào?
- Người hướng dẫn thực hành đối với chức danh bác sĩ phải đáp ứng các điều kiện gì?
Mẫu giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của bác sĩ?
Mẫu giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của bác sĩ là mẫu số 07 Phụ lục 1 được ban hành kèm theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP.
Tải về mẫu giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của bác sĩ tại đây: tại đây
Mẫu giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của bác sĩ? (Hình từ Internet)
Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sỹ là bao lâu?
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định về thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sỹ như sau:
Điều 3. Thời gian, nội dung thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sỹ là 12 tháng, trong đó:
a) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 09 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
...
Như vậy, thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sỹ là 12 tháng, trong đó:
- Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 09 tháng;
- Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
Cơ sở hướng dẫn thực hành đối với chức danh bác sĩ là các cơ sở nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định về cơ sở hướng dẫn thực hành đối với chức danh bác sỹ như sau:
- Đối với bác sỹ y khoa, bác sỹ y học dự phòng: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện;
- Đối với bác sỹ y học cổ truyền: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện và phải có phạm vi hoạt động chuyên môn về y học cổ truyền;
- Đối với bác sỹ răng hàm mặt: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện và phải có phạm vi hoạt động chuyên môn về răng hàm mặt.
Người hướng dẫn thực hành đối với chức danh bác sĩ phải đáp ứng các điều kiện gì?
Tại Điều 7 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với người hướng dẫn thực hành như sau:
Điều 7. Tổ chức thực hành
...
3. Điều kiện đối với người hướng dẫn thực hành:
a) Có giấy phép hành nghề với chức danh, phạm vi hành nghề phù hợp với nội dung, đối tượng được hướng dẫn thực hành;
b) Có trình độ đào tạo tương đương hoặc cao hơn người thực hành;
c) Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh liên tục từ 03 năm trở lên.
4. Một số trường hợp cụ thể về chức danh, phạm vi hành nghề của người hướng dẫn thực hành:
a) Đối với người có văn bằng bác sỹ y khoa thì người hướng dẫn là bác sỹ với phạm vi hành nghề y khoa hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa, trừ bác sỹ y học cổ truyền, bác sỹ y học dự phòng, bác sỹ răng hàm mặt;
b) Đối với người có văn bằng bác sỹ y học dự phòng thì người hướng dẫn là bác sỹ với phạm vi hành nghề y học dự phòng hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề y khoa hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa, trừ bác sỹ y học cổ truyền, bác sỹ răng hàm mặt;
c) Đối với người có văn bằng y sỹ đa khoa thì người hướng dẫn thực hành là y sỹ với phạm vi hành nghề đa khoa hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề y khoa hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa, trừ bác sỹ y học cổ truyền, bác sỹ y học dự phòng, bác sỹ răng hàm mặt;
...
Như vậy, người hướng dẫn thực hành của chức danh bác sỹ phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có giấy phép hành nghề với chức danh, phạm vi hành nghề phù hợp với nội dung, đối tượng được hướng dẫn thực hành. Cụ thể về chức danh, phạm vi hành nghề của người hướng dẫn thực hành như sau:
+ Đối với người có văn bằng bác sỹ y khoa thì người hướng dẫn là bác sỹ với phạm vi hành nghề y khoa hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa, trừ bác sỹ y học cổ truyền, bác sỹ y học dự phòng, bác sỹ răng hàm mặt;
+ Đối với người có văn bằng bác sỹ y học dự phòng thì người hướng dẫn là bác sỹ với phạm vi hành nghề y học dự phòng hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề y khoa hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa, trừ bác sỹ y học cổ truyền, bác sỹ răng hàm mặt;
+ Đối với người có văn bằng y sỹ đa khoa thì người hướng dẫn thực hành là y sỹ với phạm vi hành nghề đa khoa hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề y khoa hoặc bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa, trừ bác sỹ y học cổ truyền, bác sỹ y học dự phòng, bác sỹ răng hàm mặt;
- Có trình độ đào tạo tương đương hoặc cao hơn người thực hành;
- Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh liên tục từ 03 năm trở lên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?