Mẫu Đánh giá xếp loại sinh hoạt hè tại địa phương tải về miễn phí mới nhất 2024?
Mẫu Đánh giá xếp loại sinh hoạt hè tại địa phương cập nhật mới nhất 2024?
Mẫu Đánh giá xếp loại sinh hoạt hè tại địa phương là một bản mẫu được sử dụng để đánh giá mức độ tham gia và ý thức của học sinh trong các hoạt động sinh hoạt hè do địa phương tổ chức.
Mẫu đánh giá xếp loại giúp theo dõi, ghi nhận sự tham gia đầy đủ, tích cực của học sinh trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, học tập, lao động, rèn luyện kỹ năng sống, hoạt động xã hội, tình nguyện,... do địa phương tổ chức.
Qua đó, đánh giá mức độ ý thức chấp hành nội quy, quy định, đạo đức của học sinh trong thời gian nghỉ hè.
Có thể tham khảo Mẫu Đánh giá xếp loại sinh hoạt hè tại địa phương cập nhật mới nhất 2024 dưới đây:
[1] Mẫu Đánh giá xếp loại sinh hoạt hè tại địa phương cho cá nhân
[2] Mẫu Đánh giá xếp loại sinh hoạt hè tại địa phương cùng Chi đoàn
Lưu ý: Mẫu được lập dựa trên quy định về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP.
Mẫu Đánh giá xếp loại sinh hoạt hè tại địa phương tải về miễn phí mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Năm 2024, học sinh có kết quả rèn luyện ở mức nào thì phải đi học rèn luyện trong kì nghỉ hè?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có quy định về rèn luyện trong kì nghỉ hè như sau:
Điều 13. Rèn luyện trong kì nghỉ hè
1. Học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Chưa đạt thì phải rèn luyện trong kì nghỉ hè.
2. Hình thức rèn luyện trong kì nghỉ hè do Hiệu trưởng quy định.
3. Căn cứ vào hình thức rèn luyện trong kì nghỉ hè, giáo viên chủ nhiệm giao nhiệm vụ rèn luyện trong kì nghỉ hè cho học sinh và thông báo đến cha mẹ học sinh. Cuối kì nghỉ hè, nếu nhiệm vụ rèn luyện được giáo viên chủ nhiệm đánh giá đã hoàn thành (có báo cáo về quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ rèn luyện có chữ kí xác nhận của cha mẹ học sinh) thì giáo viên chủ nhiệm đề nghị Hiệu trưởng cho đánh giá lại kết quả rèn luyện cả năm học của học sinh. Kết quả đánh giá lại được sử dụng thay thế cho kết quả rèn luyện cả năm học để xét lên lớp theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
Như vậy, học sinh có kết quả rèn luyện năm học mức Chưa đạt thì phải học rèn luyện trong kì nghỉ hè. Hình thức rèn luyện trong kì nghỉ hè do Hiệu trưởng quy định.
Lưu ý: Cuối kì nghỉ hè, nếu nhiệm vụ rèn luyện được giáo viên chủ nhiệm đánh giá đã hoàn thành (có báo cáo về quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ rèn luyện có chữ kí xác nhận của cha mẹ học sinh) thì giáo viên chủ nhiệm đề nghị Hiệu trưởng cho đánh giá lại kết quả rèn luyện cả năm học của học sinh. -
Kết quả đánh giá lại của môn học nào được sử dụng thay thế cho kết quả học tập cả năm học của môn học đó để xét lên lớp.
Lưu ý: Năm học 2023-2024 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT áp dụng cho đối tượng là học sinh lớp 6,7,8,10,11. Từ năm học 2024-2025 trở đi Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT áp dụng cho tất cả đối tượng học sinh THCS, THPT.
Học sinh không đi sinh hoạt hè có bị hạ hạnh kiểm không?
Hiện nay pháp luật không quy định bắt buộc sinh hoạt hè nhưng trong quy chế xếp loại học lực, hạnh kiểm học sinh tại Điều 17 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT quy định về rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè như sau:
Điều 17. Rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè
Học sinh xếp loại học lực cả năm từ trung bình trở lên nhưng hạnh kiểm cả năm học xếp loại yếu thì phải rèn luyện thêm hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, hình thức rèn luyện do hiệu trưởng quy định. Nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè được thông báo đến gia đình, chính quyền, đoàn thể xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) nơi học sinh cư trú. Cuối kỳ nghỉ hè, nếu được Uỷ ban nhân dân cấp xã công nhận đã hoàn thành nhiệm vụ thì giáo viên chủ nhiệm đề nghị hiệu trưởng cho xếp loại lại về hạnh kiểm; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp.
Theo đó, có thể thấy hiện nay không có quy định không sinh hoạt hè thì sẽ bị hạ hạnh kiểm, mặc dù vậy đối với những học sinh có hạnh kiểm yếu là nhiệm vụ bắt buộc.
Như vậy, việc tham gia sinh hoạt hè chỉ là một trong những hoạt động bổ sung để rèn luyện hạnh kiểm của học sinh. Do đó, việc không tham gia sinh hoạt hè không phải là lý do để hạ hạnh kiểm của học sinh.
Tuy nhiên, đối với những học sinh có hạnh kiểm yếu thì việc tham gia sinh hoạt hè là một nhiệm vụ cần thiết để rèn luyện và cải thiện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?