Kế toán nội bộ là gì? Nhiệm vụ của kế toán nội bộ trong doanh nghiệp là gì?
Kế toán nội bộ là gì?
Căn cứ tại khoản 10 Điều 3 Luật Kế toán 2015 có nêu cụ thể như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
10. Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.
11. Kế toán viên hành nghề là người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán theo quy định của Luật này.
12. Kiểm tra kế toán là việc xem xét, đánh giá tuân thủ pháp luật về kế toán, sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán.
...
Như vậy, kế toán nội bộ (hay còn gọi là kế toán quản trị) được hiểu là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.
Kế toán nội bộ là gì? Nhiệm vụ của kế toán nội bộ trong doanh nghiệp là gì? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của kế toán nội bộ trong doanh nghiệp là gì?
Căn cứ tại Tiểu mục 3 Mục 1 Thông tư 53/2006/TT-BTC có quy định về nhiệm vụ kế toán quản trị trong doanh nghiệp như sau:
3. Nhiệm vụ kế toán quản trị trong doanh nghiệp
a/ Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo phạm vi, nội dung kế toán quản trị của đơn vị xác định theo từng thời kỳ.
b/ Kiểm tra, giám sát các định mức, tiêu chuẩn, dự toán.
c/ Cung cấp thông tin theo yêu cầu quản trị nội bộ của đơn vị bằng báo cáo kế toán quản trị.
d/ Tổ chức phân tích thông tin phục vụ cho yêu cầu lập kế hoạch và ra quyết định của Ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Như vậy, nhiệm vụ của kế toán nội bộ trong doanh nghiệp như sau:
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo phạm vi, nội dung kế toán quản trị của đơn vị xác định theo từng thời kỳ.
- Kiểm tra, giám sát các định mức, tiêu chuẩn, dự toán.
- Cung cấp thông tin theo yêu cầu quản trị nội bộ của đơn vị bằng báo cáo kế toán quản trị.
- Tổ chức phân tích thông tin phục vụ cho yêu cầu lập kế hoạch và ra quyết định của Ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Phạm vi kế toán nội bộ có bị giới hạn không? Được quyết định bởi đâu?
Căn cứ tại Tiểu mục 4 Mục 1 Thông tư 53/2006/TT-BTC có quy định về nội dung, phạm vi, kỳ kế toán quản trị (hay kế toán nội bộ) như sau:
4. Nội dung, phạm vi, kỳ kế toán quản trị
4.1. Nội dung kế toán quản trị
a/ Nội dung chủ yếu, phổ biến của kế toán quản trị trong doanh nghiệp, gồm:
- Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm;
- Kế toán quản trị bán hàng và kết quả kinh doanh;
- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận;
- Lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định;
- Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh;
- Kế toán quản trị một số khoản mục khác:
+ Kế toán quản trị tài sản cố định (TSCĐ);
+ Kế toán quản trị hàng tồn kho;
+ Kế toán quản trị lao động và tiền lương;
+ Kế toán quản trị các khoản nợ.
b/ Ngoài những nội dung chủ yếu nêu trên, doanh nghiệp có thể thực hiện các nội dung kế toán quản trị khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
4.2. Phạm vi kế toán quản trị không bị giới hạn và được quyết định bởi nhu cầu thông tin về kế toán quản trị của doanh nghiệp trong tất cả các khâu của quá trình tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh, lập kế hoạch, kiểm tra, tổ chức, điều hành, ra quyết định và trình độ, khả năng tổ chức công tác kế toán quản trị của mỗi doanh nghiệp.
4.3. Kỳ kế toán quản trị thường là tháng, quý, năm như kỳ kế toán tài chính. Doanh nghiệp được quyết định kỳ kế toán quản trị khác (có thể là ngày, tuần hoặc bất kỳ thời hạn nào) theo yêu cầu của mình.
Như vậy, phạm vi kế toán nội bộ không bị giới hạn và được quyết định bởi nhu cầu thông tin về kế toán quản trị của doanh nghiệp trong tất cả các khâu của quá trình tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh, lập kế hoạch, kiểm tra, tổ chức, điều hành, ra quyết định và trình độ, khả năng tổ chức công tác kế toán quản trị của mỗi doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, kỳ kế toán nội bộ thường là tháng, quý, năm như kỳ kế toán tài chính. Doanh nghiệp được quyết định kỳ kế toán nội bộ (hay kỳ kế toán quản trị) khác (có thể là ngày, tuần hoặc bất kỳ thời hạn nào) theo yêu cầu của mình.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch khai mạc Festival hoa Đà Lạt 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Festival hoa Đà Lạt 2024 tổ chức ở đâu? Người tham gia lễ hội cần thực hiện những trách nhiệm gì?
- Theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP, ai là người ra quyết định bổ nhiệm đội trưởng, đội phó đội dân phòng?
- Ai là người quyết định kiểm tra lấy mẫu hàng hóa nếu xét thấy hàng hóa có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng?
- Đã có Công văn 13145/BTC-CST 2024 dự thảo Nghị định quy định chính sách giảm thuế GTGT 2%?
- Sử dụng lãng phí các khoản viện trợ được nhận từ nước ngoài có bị xem là hành vi cấm không?