Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam quyết nghị: Chỉ tiêu đến hết nhiệm kỳ, cả nước có 15 triệu đoàn viên công đoàn, thành lập tổ chức cơ sở ở 100% doanh nghiệp có từ bao nhiêu lao động trở lên?
Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam quyết nghị: Chỉ tiêu đến hết nhiệm kỳ, cả nước có 15 triệu đoàn viên công đoàn, thành lập tổ chức cơ sở ở 100% doanh nghiệp có từ bao nhiêu lao động trở lên?
Tại Tiểu mục 2.2 Mục 2 Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII Tại đây có nêu rõ các nhóm chỉ tiêu trong nhiệm kỳ 2023-2028 hệ thống công đoàn như sau:
2. Về mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu, khâu đột phá, các chương trình, nghị quyết chuyên đề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam
...
2.2. Về các chỉ tiêu phấn đấu
*) Chỉ tiêu hằng năm
- 85% trở lên đoàn viên, người lao động được tuyên truyền, phổ biến, học tập, quán triệt chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến lao động và công đoàn; Công đoàn tham gia thúc đẩy để ít nhất 65% công nhân lao động tại các doanh nghiệp tham gia học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp.
- 100% công đoàn cơ sở khu vực hành chính, sự nghiệp công lập, doanh nghiệp khu vực nhà nước, ít nhất 85% công đoàn cơ sở doanh nghiệp, đơn vị ngoài khu vực nhà nước tham gia với người sử dụng lao động ban hành, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Bình quân mỗi công đoàn cơ sở giới thiệu ít nhất 1 đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng và kết nạp.
- 100% chủ tịch công đoàn cơ sở bầu mới được tập huấn, bồi dưỡng với hình thức phù hợp.
- Ít nhất 80% công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ; ít nhất 80% công đoàn cơ sở khu vực nhà nước và 55% công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Ít nhất 80% công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước có đủ điều kiện thành lập ban nữ công quần chúng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
- 100% công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức thực hiện việc kiểm tra tài chính cùng cấp đúng tiến độ; ít nhất 10% công đoàn cơ sở doanh nghiệp được công đoàn cấp trên kiểm tra, giám sát tài chính.
*) Chỉ tiêu đến hết nhiệm kỳ
- Cả nước có 15 triệu đoàn viên công đoàn, thành lập tổ chức cơ sở ở 100% các doanh nghiệp có từ 25 lao động trở lên.
- Ít nhất 83% doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức Công đoàn đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được công đoàn thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật.
- Phấn đấu 90% trở lên số vụ việc về lao động khởi kiện tại tòa án được công đoàn hỗ trợ, tham gia tố tụng bảo vệ khi đoàn viên có yêu cầu.
...
Như vậy, chỉ tiêu phấn đấu đến hết nhiệm kỳ 2023-2028 cả nước có 15 triệu đoàn viên công đoàn, thành lập tổ chức cơ sở ở 100% các doanh nghiệp có từ 25 lao động trở lên.
Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam quyết nghị: Chỉ tiêu đến hết nhiệm kỳ, cả nước có 15 triệu đoàn viên công đoàn, thành lập tổ chức cơ sở ở 100% doanh nghiệp có từ bao nhiêu lao động trở lên? (Hình từ Internet)
Công đoàn Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam như sau:
Điều 6. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
1. Công đoàn Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; cơ quan lãnh đạo công đoàn các cấp do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức.
2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Công đoàn Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp công đoàn là đại hội công đoàn cấp đó. Cơ quan lãnh đạo của công đoàn mỗi cấp giữa hai kỳ đại hội là ban chấp hành.
3. Nghị quyết của công đoàn các cấp được thông qua theo đa số và phải được thi hành nghiêm chỉnh.
Như vậy, Công đoàn Việt Nam thực hiện tổ chức và hoạt động dựa trên các nguyên tắc sau:
[1] Công đoàn Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; cơ quan lãnh đạo công đoàn các cấp do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức.
[2] Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Công đoàn Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp công đoàn là đại hội công đoàn cấp đó. Cơ quan lãnh đạo của công đoàn mỗi cấp giữa hai kỳ đại hội là ban chấp hành.
[3] Nghị quyết của công đoàn các cấp được thông qua theo đa số và phải được thi hành nghiêm chỉnh.
Quyền của đoàn viên công đoàn là gì?
Căn cứ Điều 18 Luật Công đoàn 2012 có nêu rõ quyền của đoàn viên công đoàn như sau:
- Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
- Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.
- Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.
- Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.
- Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.
- Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.
- Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?