Mẫu báo cáo thẩm định tài sản thế chấp của Ngân hàng Chính sách xã hội?
- Mẫu báo cáo thẩm định tài sản thế chấp của Ngân hàng Chính sách xã hội?
- Biện pháp bảo đảm tiền vay của Ngân hàng Chính sách xã hội là gì?
- Có các loại tài sản thế chấp nào khi vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội?
- Điều kiện đối với tài sản thế chấp tại Ngân hàng Chính sách xã hội là gì?
- Mức cho vay tối đa so với giá trị tài sản thế chấp tại Ngân hàng Chính sách xã hội như thế nào?
Mẫu báo cáo thẩm định tài sản thế chấp của Ngân hàng Chính sách xã hội?
Mẫu báo cáo thẩm định tài sản thế chấp của ngân hàng chính sách xã hội là mẫu số 01/BĐTV được ban hàng kèm theo Hướng dẫn 3768/NHCS-TDSV năm 2018 của Ngân hàng chính sách xã hội.
Tải về mẫu báo cáo thẩm định tài sản thế chấp của ngân hàng chính sách xã hội tại đây: tại đây
Mẫu báo cáo thẩm định tài sản thế chấp của ngân hàng chính sách xã hội? (Hình từ Internet)
Biện pháp bảo đảm tiền vay của Ngân hàng Chính sách xã hội là gì?
Tại Mục 3 Phần 1 Hướng dẫn 3768/NHCS-TDSV năm 2018 quy định về biện pháp bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng chính sách xã hội như sau:
3. Biện pháp bảo đảm tiền vay tại NHCSXH
Tạm thời NHCSXH chỉ thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản.
Thế chấp tài sản là việc Bên thế chấp dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ tại NHCSXH và không giao tài sản cho NHCSXH.
Như vậy, tạm thời, biện pháp bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội là thế chấp tài sản.
Có các loại tài sản thế chấp nào khi vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội?
Theo quy định tại Mục 4 Phần 1 Hướng dẫn 3768/NHCS-TDSV năm 2018 thì Ngân hàng chính sách xã hội xem xét nhận các tài sản sau để thực hiện thế chấp tài sản:
- Quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai được thế chấp để vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm).
Điều kiện đối với tài sản thế chấp tại Ngân hàng Chính sách xã hội là gì?
Theo quy định tại Mục 5 Phần 1 Hướng dẫn 3768/NHCS-TDSV năm 2018 thì điều kiện đối với tài sản thế chấp tại Ngân hàng Chính sách xã hội như sau:
- Tài sản thế chấp phải thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của Bên thế chấp và có các Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của Bên thế chấp như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì Bên thế chấp là người có quyền sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Tài sản gắn liền với đất (nhà ở, công trình xây dựng khác) phải được đăng ký quyền sở hữu theo quy định của Pháp luật.
- Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được phép giao dịch là tài sản pháp luật cho phép hoặc không cấm mua, bán, tặng, cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, thế chấp và các giao dịch khác.
- Tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý của Bên thế chấp tại thời điểm ký kết hợp đồng thế chấp. Tài sản không bị kê biên để bảo đảm thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Bên thế chấp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, hợp lệ của tài sản thế chấp.
- Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì trong thời gian tài sản được dùng làm tài sản thế chấp, Bên thế chấp phải mua bảo hiểm tài sản.
- Tài sản thế chấp là đất thuê đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có thời hạn sử dụng đất còn lại trên 05 năm tính từ ngày trả nợ cuối cùng khi vay vốn NHCSXH.
Mức cho vay tối đa so với giá trị tài sản thế chấp tại Ngân hàng Chính sách xã hội như thế nào?
Theo Mục 7 Phần 1 Hướng dẫn 3768/NHCS-TDSV năm 2018 quy định về mức cho vay tối đa so với giá trị tài sản thế chấp như sau:
7. Mức cho vay tối đa so với giá trị tài sản thế chấp
Mức cho vay đối với tài sản thế chấp: Tối đa bằng 70% giá trị tài sản thế chấp. Đối với trường hợp cho vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội theo nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ, mức cho vay thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Tổng Giám đốc NHCSXH.
Như vậy, tại Ngân hàng Chính sách xã hội, mức cho vay đối với tài sản thế chấp tối đa bằng 70% giá trị tài sản thế chấp.
Đối với trường hợp cho vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ, mức cho vay thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Tổng Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?