Người có chứng chỉ thiết kế cơ điện hạng 3 thì có được chủ trì thiết kế cơ điện công trình cấp 4 không?
Người có chứng chỉ thiết kế cơ điện hạng 3 thì có được chủ trì thiết kế cơ điện công trình cấp 4 không?
Theo quy định tại Tiểu mục 3.2 Mục 3 Phụ lục 6 Lĩnh vực và phạm vi hoạt động xây dụng của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP về phạm vi hoạt động đối với lĩnh vực hoạt động xây dựng thiết kế cơ điện công trình như sau:
- Người có cấp chứng chỉ hạng 1: được phép làm chủ nhiệm thiết kế xây dụng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn cơ điện của tất cả các cấp công trình.
- Người có cấp chứng chỉ hạng 2: được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn cơ điện của công trình từ cấp 2 trở xuống.
- Người có cấp chứng chỉ hạng 3: được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn cơ điện của công trình cấp 3, cấp 4.
Như vậy, người đã có cấp chứng chỉ hạng 3 thiết kế cơ điện công trình thì sẽ được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn cơ điện công trình cấp 4.
Người có chứng chỉ thiết kế cơ điện hạng 3 thì có được chủ trì thiết kế cơ điện công trình cấp 4 không? (Hình từ Internet)
Cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng trong lĩnh vực cơ điện công trình cần đáp ứng điều kiện nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 66 Nghị định 15/2021/NĐ-CP về điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:
Điều 66. Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
2. Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:
a) Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;
b) Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;
c) Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.
3. Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 67 Nghị định 15/2021/NĐ-CP về chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dụng trong lĩnh vực thiết kế cơ điện công trình như sau:
Điều 67. Chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
3. Thiết kế xây dựng:
a) Thiết kế kết cấu công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến kết cấu công trình (không bao gồm các công trình khai thác mỏ, giao thông, công trình thủy lợi, đê điều);
b) Thiết kế cơ - điện công trình (không bao gồm công trình đường dây và trạm biến áp): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt;
...
Đồng thời theo quy định tại Điều 70 Nghị định 15/2021/NĐ-CP về chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng như sau:
Điều 70. Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng
Cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 66, Điều 67 Nghị định này và điều kiện tương ứng với các hạng như sau:
1. Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
2. Hạng II: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp III trở lên hoặc đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
3. Hạng III: Đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp III trở lên hoặc 05 công trình từ cấp IV trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
Như vậy, để cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng trong lĩnh vực thiết kế cơ điện công trình cần đảm bảo được các điều kiện sau:
[1] Về điều kiện chung:
- Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:
+ Hạng 1: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;
+ Hạng 2: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;
+ Hạng 3: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.
- Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
[2] Về điều kiện chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng đối với lĩnh vực thiết kế cơ điện công trình:
- Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt.
[3] Về điều kiện xét tương ứng với các hạng
Hạng 1: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp 2 trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
Hạng 2: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp 2 trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp 3 trở lên hoặc đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp 2 trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
Hạng 3: Đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp 3 trở lên hoặc 05 công trình từ cấp 4 trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, bao gồm:
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng 1;
- Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng 2, hạng 3;
- Tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận quy định tại Điều 81 Nghị định 15/2021/NĐ-CP cấp chứng chỉ hành nghề hạng 2, hạng 3 cho cá nhân là hội viên, thành viên của mình.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?