Mẫu lời dẫn chương trình lễ bế giảng trường THCS, THPT năm học 2023-2024? Trách nhiệm của Phòng GD-ĐT trong việc đánh giá kết quả rèn luyện học sinh THCS, THPT theo Thông tư 22 ra sao?
Mẫu lời dẫn chương trình lễ bế giảng trường THCS, trường THPT năm học 2023-2024?
Mẫu lời dẫn chương trình lễ bế giảng trường THCS, trường THPT năm học 2023-2024 được sử dụng để hướng dẫn và điều phối chương trình tổng kết năm học một cách trang trọng, bài bản và thu hút.
Bên cạnh đó, có thể thấy Mẫu lời dẫn chương trình lễ bế giảng trường THCS, trường THPT đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức thành công một buổi lễ bế giảng ý nghĩa, giúp các thầy cô có thêm nhiều ý tưởng mới để viết lời dẫn chương trình trong lễ tổng kết năm học 2023 - 2024 thật ấn tượng.
Có thể tham khảo Mẫu lời dẫn chương trình lễ bế giảng trường THCS, THPT năm học 2023-2024 dưới đây:
[1] Tải Mẫu lời dẫn chương trình lễ bế giảng trường THCS năm học 2023-2024
[2] Tải Mẫu lời dẫn chương trình lễ bế giảng trường THPT năm học 2023-2024
Lưu ý: Mẫu lời dẫn chương trình lễ bế giảng trường THCS, THPT năm học 2023-2024 chỉ mang tính chất tham khảo, nội dung lời dẫn chương trình có thể thay đổi tùy theo thực tế của nhà trường.
Mẫu lời dẫn chương trình lễ bế giảng trường THCS, THPT năm học 2023-2024? Trách nhiệm của Phòng GD-ĐT trong việc đánh giá kết quả rèn luyện học sinh THCS, THPT theo Thông tư 22 ra sao? (Hình từ Internet)
Đánh giá kết quả rèn luyện học sinh THCS, THPT theo Thông tư 22 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, đánh giá kết quả rèn luyện học sinh THCS, THPT theo Thông tư 22 cụ thể như sau:
[1] Căn cứ và tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh:
- Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình tổng thể và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong Chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông.
- Giáo viên môn học căn cứ vào các yêu cầu trên để nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập môn học.
- Giáo viên chủ nhiệm căn cứ quy định tại điểm a khoản này theo dõi quá trình rèn luyện và học tập của học sinh; tham khảo nhận xét, đánh giá của giáo viên môn học, thông tin phản hồi của cha mẹ học sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình giáo dục học sinh; hướng dẫn học sinh tự nhận xét; trên cơ sở đó nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo các mức.
[2] Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì và cả năm học:
Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 trong 04 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.
*Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì
- Mức Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có nhiều biểu hiện nổi bật.
- Mức Khá: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có biểu hiện nổi bật nhưng chưa đạt được mức Tốt.
- Mức Đạt: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
- Mức Chưa đạt: Chưa đáp ứng được yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
*Kết quả rèn luyện của học sinh cả năm học
- Mức Tốt: học kì 2 được đánh giá mức Tốt, học kì 1 được đánh giá từ mức Khá trở lên.
- Mức Khá: học kì 2 được đánh giá mức Khá, học kì 1 được đánh giá từ mức Đạt trở lên; học kì 2 được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giá mức Tốt; học kì 2 được đánh giá mức Tốt, học kì 1 được đánh giá mức Đạt hoặc Chưa đạt.
- Mức Đạt: học kì 2 được đánh giá mức Đạt, học kì 1 được đánh giá mức Khá, Đạt hoặc Chưa đạt; học kì 2 được đánh giá mức Khá, học kì 1 được đánh giá mức Chưa đạt.
- Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.
Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo trong việc đánh giá kết quả rèn luyện học sinh THCS, THPT theo Thông tư 22 ra sao?
Căn cứ Điều 17 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo như sau:
Điều 17. Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo
1. Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện đánh giá học sinh trung học cơ sở trên địa bàn.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục sử dụng sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), sổ theo dõi và đánh giá học sinh (của giáo viên), Học bạ học sinh. Trường hợp sử dụng dạng hồ sơ điện tử, Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo.
3. Chịu trách nhiệm kiểm tra, giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư này trên địa bàn.
4. Báo cáo kết quả tổ chức thực hiện đánh giá học sinh về Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
Như vậy, trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo trong việc đánh giá kết quả rèn luyện học sinh THCS, THPT theo Thông tư 22 như sau:
- Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện đánh giá học sinh trung học cơ sở trên địa bàn.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục sử dụng sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), sổ theo dõi và đánh giá học sinh (của giáo viên), Học bạ học sinh. Trường hợp sử dụng dạng hồ sơ điện tử, Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Chịu trách nhiệm kiểm tra, giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư này trên địa bàn.
- Báo cáo kết quả tổ chức thực hiện đánh giá học sinh về Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm dương Tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Nước ta có ngày lễ lớn nào theo Lịch âm dương Tháng 11 2024 không?
- Tháng 11 dương lịch 2024 bắt đầu và kết thúc là ngày mấy âm lịch? Tháng 11 dương lịch 2024 NLĐ có được nghỉ lễ hưởng nguyên lương ngày nào không?
- Tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không có phương án sử dụng đất bị phạt bao nhiêu?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá gồm những gì?
- Tổ chức hoạt động viễn thông được miễn giấy phép viễn thông trong trường hợp nào?