Lao động nữ sẩy thai được nghỉ dưỡng sức trong thời gian bao lâu?

Cho tôi hỏi: Vợ tôi bị sẩy thai, hiện nay sức khỏe chưa phục hồi thì có thể tiếp tục được nghỉ dưỡng sức trong thời gian bao lâu? (Câu hỏi từ anh Bình - Long An).

Lao động nữ sẩy thai được nghỉ dưỡng sức trong thời gian bao lâu?

Căn cứ Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian nghỉ dưỡng sức như sau:

Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Như vậy, lao động nữ sẩy thai sau thời gian hưởng chế độ thai sản mà trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc, sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức tối đa 05 ngày.

Số ngày nghỉ dưỡng sức cụ thể cho lao động nữ sẩy thai sẽ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định.

Lưu ý: Thời gian nghỉ dưỡng sức bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc là khoảng thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn được hưởng chế độ thai sản mà sức khỏe của lao động nữ chưa phục hồi.

Lao động nữ sẩy thai được nghỉ dưỡng sức trong thời gian bao lâu?

Lao động nữ sẩy thai được nghỉ dưỡng sức trong thời gian bao lâu? (Hình từ Internet)

Lao động nữ sẩy thai được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản bao nhiêu ngày?

Căn cứ Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sẩy thai như sau:

Điều 33. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Như vậy, lao động nữ sẩy thai được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo số ngày tối đa như sau:

- Thai dưới 05 tuần tuổi: 10 ngày;

- Thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi: 20 ngày;

- Thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi: 40 ngày;

- Thai từ 25 tuần tuổi trở lên: 50 ngày.

Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sẩy thai bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Mức hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sẩy thai là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sẩy thai như sau:

Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
...
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
...

Như vậy, mức hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sẩy thai hiện nay được tính như sau:

- Mức hưởng 1 tháng: 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

- Trường hợp đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng: mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

- Mức hưởng 1 ngày: bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Lao động nữ
Trần Thị Ngọc Huyền
1,570 lượt xem
Lao động nữ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Lao động nữ
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng 500 lao động nữ thì phải lắp đặt bao nhiêu phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc?
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động nữ mang thai cần chuẩn bị giấy tờ gì để xin tạm hoãn hợp đồng lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty có bắt buộc tặng quà vào ngày Phụ nữ Việt Nam 20 tháng 10 cho lao động nữ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc tối đa bao nhiêu lần, mỗi lần tối đa bao nhiêu ngày để đi khám thai theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Có thể bố trí nghỉ 60 phút cuối ngày làm việc đối với lao động nữ nuôi con nhỏ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bổ sung trường hợp người lao động nữ được nghỉ làm tới 6 tháng từ 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 1/7/2025, lao động nữ được nghỉ dưỡng sức sau sinh nhiều nhất 10 ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Lao động nữ bị suy giảm khả năng lao động từ 61% có được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn quy định không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được chấm dứt hợp đồng với lao động nữ đang mang thai không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lao động nữ có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào