Luật An toàn thông tin mạng mới nhất 2024 là luật nào? Ban hành vào năm nào, có hiệu lực khi nào?

Tôi có thắc mắc: Luật An toàn thông tin mạng mới nhất 2024 là luật nào? Ban hành vào năm nào, có hiệu lực khi nào? (Câu hỏi của anh Tấn Sang - Bình Định)

Luật An toàn thông tin mạng mới nhất 2024 là luật nào? Ban hành vào năm nào, có hiệu lực khi nào?

Ngày 19/11/2015, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 13 ban hành Luật An toàn thông tin mạng 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

Theo đó, Luật An toàn thông tin mạng 2015 bao gồm 54 Điều luật và 08 Chương cụ thể như sau:

- Chương 1: Những quy định chung

- Chương 2: Bảo đảm an toàn thông tin mạng.

- Chương 3: Mật mã dân sự

- Chương 4: Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin mạng.

- Chương 5: Kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng.

- Chương 6: Phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin mạng.

- Chương 7: Quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng.

- Chương 8: Điều khoản thi hành.

Hiện nay, chưa có văn bản nào thay thế Luật An toàn thông tin mạng 2015. Chính vì vậy, tính đến thời điểm 2024, Luật An toàn thông tin mạng 2015 Luật An toàn thông tin mạng mới nhất hiện nay và vẫn còn hiệu lực pháp luật.

Luật An toàn thông tin mạng mới nhất là luật nào? Ban hành vào năm nào, có hiệu lực khi nào?

Luật An toàn thông tin mạng mới nhất 2024 là luật nào? Ban hành vào năm nào, có hiệu lực khi nào? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin mạng là gì?

Căn cứ theo Điều 4 Luật An toàn thông tin mạng 2015, nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin mạng bao gồm:

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin mạng. Hoạt động an toàn thông tin mạng của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải đúng quy định của pháp luật, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, bí mật nhà nước, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

- Tổ chức, cá nhân không được xâm phạm an toàn thông tin mạng của tổ chức, cá nhân khác.

- Việc xử lý sự cố an toàn thông tin mạng phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, không xâm phạm đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của cá nhân, thông tin riêng của tổ chức.

- Hoạt động an toàn thông tin mạng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, kịp thời và hiệu quả.

Ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia là hoạt động gì?

Theo quy định Điều 14 Luật An toàn thông tin mạng 2015, ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia là hoạt động ứng cứu sự cố trong tình huống thảm họa hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia.

[1] Ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

- Tổ chức thực hiện theo phân cấp.

- Thực hiện tại chỗ, nhanh chóng, nghiêm ngặt, phối hợp chặt chẽ.

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật, bảo đảm hiệu quả, khả thi.

[2] Hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia gồm:

- Phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia.

- Phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

- Phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng của địa phương.

- Phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng của doanh nghiệp viễn thông.

[3] Trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia được quy định như sau:

- Thủ tướng Chính phủ quyết định hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia.

- Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chủ trì điều phối công tác ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia.

- Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp, chỉ đạo ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia.

- Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm thực hiện biện pháp ứng cứu khẩn cấp, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp có liên quan để bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia.

Trân trọng!

An toàn thông tin mạng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về An toàn thông tin mạng
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật An toàn thông tin mạng mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
05 nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật An toàn thông tin mạng mới nhất 2024 là luật nào? Ban hành vào năm nào, có hiệu lực khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mật mã dân sự là gì? Dịch vụ mật mã dân sự gồm những dịch vụ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Quy chế An toàn thông tin mạng và An ninh mạng của Bộ Tài chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
07 nhiệm vụ trọng tâm về an toàn thông tin mạng trong năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về lực lượng bảo vệ an ninh mạng trong việc đảm bảo an ninh mạng như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Bảo đảm an toàn thông tin mạng và an ninh mạng theo những nguyên tắc gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về An toàn thông tin mạng
Dương Thanh Trúc
8,987 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào