Ai có quyền đề nghị thay đổi người bào chữa trong vụ án hình sự?
Ai có quyền đề nghị thay đổi người bào chữa trong vụ án hình sự?
Căn cứ khoản 1 Điều 77 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về quyền đề nghị thay đổi người bào chữa trong vụ án hình sự như sau:
Điều 77. Thay đổi hoặc từ chối người bào chữa
1. Những người sau đây có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa:
a) Người bị buộc tội;
b) Người đại diện của người bị buộc tội;
c) Người thân thích của người bị buộc tội.
Mọi trường hợp thay đổi hoặc từ chối người bào chữa đều phải có sự đồng ý của người bị buộc tội và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này.
...
Như vậy, người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của người bị buộc tội là những người có quyền đề nghị thay đổi người bào chữa trong vụ án hình sự.
Tuy nhiên, mọi trường hợp thay đổi người bào chữa trong vụ án hình sự đều phải có sự đồng ý của người bị buộc tội ngoại trừ người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa, người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.
Ai có quyền đề nghị thay đổi người bào chữa trong vụ án hình sự? (Hình từ Internet)
Thủ tục đăng ký bào chữa trong vụ án hình sự thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 78 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thủ tục đăng ký bào chữa trong vụ án hình sự.
Theo đó, thủ tục đăng ký bào chữa trong vụ án hình sự thực hiện như sau:
Bước 1: Người bào chữa xuất trình các giấy tờ để đăng ký bào chữa, cụ thể:
+ Luật sư: xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội;
+ Người đại diện của người bị buộc tộ: xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và giấy tờ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về mối quan hệ của họ với người bị buộc tội;
+ Bào chữa viên nhân dân: xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữa viên nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận;
+ Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý: xuất trình văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực.
- Bước 2: Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra giấy tờ .
- Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ghi vào sổ đăng ký bào chữa nếu không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa và gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa.
Nếu xét thấy không đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và phải gửi văn bản nêu rõ lý do từ chối cho người đăng ký bào chữa.
- Bước 4: Cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án.
Lưu ý: Trường hợp chỉ định người bào chữa thì người bào chữa xuất trình các giấy tờ:
- Luật sư: xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành nghề hoặc văn bản phân công của Đoàn luật sư đối với luật sư hành nghề là cá nhân;
- Bào chữa viên nhân dân: xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữa viên nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận;
- Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý: xuất trình Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
Người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự bắt đầu từ thời điểm nào?
Căn cứ Điều 74 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng như sau:
Điều 74. Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng
Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.
Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.
Như vậy, người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự bắt đầu từ thời điểm khởi tố bị can. Tuy nhiên trong trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
Lưu ý: Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì thời điểm tham gia tố tụng của người bào chữa có thể từ khi kết thúc điều tra.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?