Mẫu đơn đề nghị mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước mới nhất áp dụng từ 01/7/2024?
- Mẫu đơn đề nghị mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước mới nhất áp dụng từ 01/7/2024?
- Đối tượng nào được mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước?
- Tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước được sử dụng vào những mục đích gì?
- Trình tự, thủ tục mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước như thế nào?
Mẫu đơn đề nghị mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước mới nhất áp dụng từ 01/7/2024?
Mẫu đơn đề nghị mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước mới nhất là mẫu số 01 được ban hành kèm theo Nghị định 52/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/7/2024).
Tải về mẫu đơn đề nghị mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước mới nhất tại đây: tại đây
Mẫu đơn đề nghị mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước mới nhất áp dụng từ 01/7/2024? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 23/2014/TT-NHNN quy định về đối tượng mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước như sau:
Điều 7. Đối tượng mở tài khoản thanh toán
1. Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản thanh toán cho các tổ chức sau:
a) Tổ chức tín dụng (trụ sở chính);
b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
c) Kho bạc Nhà nước Trung ương.
2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố) mở tài khoản thanh toán cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước trên địa bàn.
Như vậy, đối tượng được mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước là:
- Tổ chức tín dụng;
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
- Kho bạc Nhà nước.
Theo đó:
- Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản thanh toán cho các tổ chức sau:
+ Tổ chức tín dụng (trụ sở chính);
+ Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
+ Kho bạc Nhà nước Trung ương.
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mở tài khoản thanh toán cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước trên địa bàn.
Tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước được sử dụng vào những mục đích gì?
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 23/2014/TT-NHNN thì tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước được sử dụng vào những mục đích như sau:
- Tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước được sử dụng để:
+ Nộp, rút tiền mặt;
+ Phát hành séc;
+ Hạch toán;
+ Theo dõi và thực hiện các lệnh thanh toán qua các hệ thống thanh toán do Ngân hàng Nhà nước tổ chức và vận hành, thanh toán từng lần qua tài khoản và các dịch vụ thanh toán khác do Ngân hàng Nhà nước cung ứng.
- Tài khoản thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mở tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước được sử dụng để:
+ Thực hiện các giao dịch thanh toán khi tham gia nghiệp vụ thị trường mở;
+ Mua bán công cụ chuyển nhượng, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các hoạt động khác trên thị trường tiền tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Trình tự, thủ tục mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước như thế nào?
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 23/2014/TT-NHNN thì trình tự, thủ tục mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước như sau:
Bước 1. Gửi hồ sơ
Khi có nhu cầu mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước, tổ chức mở tài khoản thanh toán lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định gửi đến Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố) nơi đề nghị mở tài khoản thanh toán.
Bước 2. Kiểm tra hồ sơ
Khi nhận được hồ sơ mở tài khoản thanh toán, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố phải kiểm tra các giấy tờ trong hồ sơ và đối chiếu với các yếu tố đã kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán, đảm bảo sự khớp đúng, chính xác.
Trường hợp giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán là bản sao mà không phải là bản sao được chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc thì tổ chức mở tài khoản thanh toán phải xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
Bước 3. Giải quyết việc mở tài khoản thanh toán
Trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ mở tài khoản thanh toán của tổ chức mở tài khoản thanh toán, Ngân hàng Nhà nước phải giải quyết việc mở tài khoản thanh toán như sau:
- Trường hợp hồ sơ mở tài khoản thanh toán đầy đủ và hợp lệ, các yếu tố kê khai tại Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán khớp đúng với các giấy tờ liên quan trong hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản thanh toán và thông báo cho khách hàng biết về số hiệu và ngày bắt đầu hoạt động của tài khoản thanh toán;
- Trường hợp hồ sơ mở tài khoản thanh toán chưa đầy đủ, chưa hợp lệ hoặc còn có sự sai lệch giữa các yếu tố kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán với các giấy tờ liên quan trong hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước thông báo cho khách hàng biết để hoàn thiện hồ sơ, gửi Ngân hàng Nhà nước xem xét, giải quyết theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 9 Thông tư 23/2014/TT-NHNN;
- Trường hợp Ngân hàng Nhà nước từ chối mở tài khoản thanh toán thì phải thông báo lý do cho khách hàng biết.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?