Mẫu báo cáo xuất nhập tồn kho bằng Excel mới nhất 2024 theo Thông tư 200?
Mẫu báo cáo xuất nhập tồn kho bằng Excel mới nhất 2024 theo Thông tư 200?
Báo cáo xuất nhập tồn kho được sử dụng để theo dõi và kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào báo cáo này chủ doanh nghiệp có thể biết được sản phẩm nào đang bán chạy để có kế hoạch nhập hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng và ngược lại, sản phẩm nào đang tồn đọng nhiều, tiêu thụ chậm để đưa ra chiến lược bán hàng giúp giải quyết hàng tồn kho.
Dưới đây là Mẫu báo cáo xuất nhập tồn kho bằng Excel mới nhất 2024 theo Thông tư 200:
Mẫu báo cáo xuất nhập tồn kho bằng Excel mới nhất 2024 - Mẫu 01:
Mẫu báo cáo xuất nhập tồn kho bằng Excel mới nhất 2024 - Mẫu 02:
Mẫu báo cáo xuất nhập tồn kho bằng Excel mới nhất 2024 - Mẫu 03:
Tham khảo thêm Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá:
Mẫu báo cáo xuất nhập tồn kho bằng Excel mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Hàng tồn kho của doanh nghiệp bao gồm các loại hàng hóa nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 23 Thông tư 200/2014/TT-BTC, hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, gồm:
- Hàng mua đang đi trên đường;
- Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ;
- Sản phẩm dở dang;
- Thành phẩm, hàng hoá; hàng gửi bán;
- Hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.
*Lưu ý: Đối với sản phẩm dở dang, nếu thời gian sản xuất, luân chuyển vượt quá một chu kỳ kinh doanh thông thường thì không được trình bày là hàng tồn kho trên Bảng cấn đối kế toán mà trình bày là tài sản dài hạn.
Đối với vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế có thời gian dự trữ trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường thì không được trình bày là hàng tồn kho trên Bảng cấn đối kế toán mà trình bày là tài sản dài hạn.
Doanh nghiệp không lập biên bản kiểm kê hàng tồn kho có bị xử phạt hay không?
Theo quy định Điều 40 Luật Kế toán 2015 về kiểm kê tài sản như sau:
Điều 40. Kiểm kê tài sản
1. Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán.
2. Đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau đây:
a) Cuối kỳ kế toán năm;
b) Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, cho thuê;
c) Đơn vị kế toán được chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu;
d) Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác;
đ) Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Sau khi kiểm kê tài sản, đơn vị kế toán phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị kế toán phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch, kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính.
.....
Ngoài ra, theo Điều 16 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về kiểm kê tài sản như sau:
Điều 16. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về kiểm kê tài sản
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không lập Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê hoặc báo cáo kết quả kiểm kê không có đầy đủ chữ ký theo quy định;
b) Không phản ảnh số chênh lệch và kết quả xử lý số chênh lệch giữa số liệu kiểm kê thực tế với số liệu sổ kế toán.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kiểm kê tài sản theo quy định.
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
Điều 6. Mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 19; khoản 1, khoản 3 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 26; Điều 33; Điều 34; khoản 1, khoản 3 Điều 36; khoản 1 Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 57; khoản 1, khoản 2 Điều 61; Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
....
Thông qua quy định trên, hàng tồn kho được xem là một loại tài sản của doanh nghiệp cho nên nên kế toán doanh nghiệp phải có trách nhiệm kiểm kê và lập bản kiểm kê đối với tài sản này (hàng tồn kho) trong các trường hợp như sau:
- Cuối kỳ kế toán năm.
- Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, cho thuê.
- Đơn vị kế toán được chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu.
- Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác.
- Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp doanh nghiệp không lập biên bản kiểm kê hàng tồn kho sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm kê tài sản.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?