Văn bản pháp luật nào về tổ chức Công đoàn đang được xem xét sửa đổi, bổ sung năm 2024?

Cho tôi hỏi: Văn bản pháp luật nào về tổ chức Công đoàn đang được xem xét sửa đổi, bổ sung? Nhiệm vụ của đoàn viên công đoàn Việt Nam gồm những gì? Câu hỏi từ anh Quý - Nha Trang

Văn bản pháp luật nào về tổ chức Công đoàn đang được xem xét sửa đổi, bổ sung năm 2024?

Căn cứ tại Điều 3 Nghị quyết 89/2023/QH15 được bổ sung bởi Điều 1 Nghị quyết 41/2023/UBTVQH15 quy định về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 như sau:

Điều 3. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024
1. Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024):
a) Trình Quốc hội thông qua 09 luật, 01 nghị quyết:
1. Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi);
2. Luật Lưu trữ (sửa đổi);
3. Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp;
4. Luật Đường bộ;
5. Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
6. Luật Thủ đô (sửa đổi);
...
b) Trình Quốc hội cho ý kiến 09 dự án luật:
1. Luật Công chứng (sửa đổi);
2. Luật Công đoàn (sửa đổi);
3. Luật Di sản văn hóa (sửa đổi);
...

Như vậy, Luật Công đoàn 2012 là văn bản pháp luật về tổ chức Công đoàn đang được xem xét sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024.

Văn bản pháp luật nào về tổ chức Công đoàn đang được xem xét sửa đổi, bổ sung?

Văn bản pháp luật nào về tổ chức Công đoàn đang được xem xét sửa đổi, bổ sung năm 2024? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028 là gì?

Căn cứ theo tiết b Tiểu mục 3 Mục 3 Đề cương tuyên truyền đại hội 13 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 ban hành kèm theo Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023 quy định về nhiệm vụ của Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028 như sau:

- Tập trung làm tốt hơn nữa nhiệm vụ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đoàn viên, người lao động.

- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động; đổi mới tổ chức các phong trào thi đua yêu nước.

- Xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh;

- Thu hút, tập hợp đông đảo người lao động vào tổ chức Công đoàn Việt Nam.

- Tham gia xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh, xây dựng Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

- Đẩy mạnh công tác đối ngoại, tiếp tục khẳng định vị thế của công đoàn Việt Nam.

- Xây dựng nguồn lực tài chính đủ mạnh để thực hiện tốt nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.

- Đổi mới phương thức hoạt động công đoàn, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn.

Nhiệm vụ của đoàn viên công đoàn Việt Nam gồm những gì?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 2 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về quyền và nhiệm vụ của đoàn viên như sau:

Điều 2. Quyền và nhiệm vụ của đoàn viên
1. Quyền của đoàn viên
a. Được tham gia thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
b. Được yêu cầu công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
c. Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của tổ chức công đoàn; ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo của tổ chức công đoàn; chất vấn cán bộ công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm. Những đoàn viên ưu tú được giới thiệu để Đảng xem xét kết nạp.
d. Được phổ biến đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công đoàn và người lao động; được đề xuất với tổ chức công đoàn kiến nghị người sử dụng lao động thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
...
2. Nhiệm vụ của đoàn viên
a. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
b. Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết của công đoàn các cấp, tham gia các hoạt động và sinh hoạt công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định.
c. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân.
d. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp trong lao động và trong cuộc sống; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức công đoàn; không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc; tham gia xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển vững mạnh.
đ. Tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập Công đoàn Việt Nam và tham gia xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.

Như vậy, nhiệm vụ của đoàn viên công đoàn Việt Nam như sau:

- Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết của công đoàn các cấp, tham gia các hoạt động và sinh hoạt công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định.

- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân.

- Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp trong lao động và trong cuộc sống;

- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức công đoàn;

- Không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc; tham gia xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển vững mạnh.

- Tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập Công đoàn Việt Nam và tham gia xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.

Trân trọng!

Công đoàn
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công đoàn
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 2 Cuộc thi trực tuyến về Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội 13 và Nghị quyết Đại hội 11 Công đoàn tỉnh Bình Phước 2023 - 2028?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 1 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội 13 và Nghị quyết Đại hội 11 Công đoàn tỉnh Bình Phước 2023 - 2028?
Hỏi đáp Pháp luật
Tính đến nay, Công đoàn Việt Nam đã trải qua mấy kỳ Đại hội?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu truyền thống Công đoàn Quảng Bình và Nghị quyết Đại hội 19 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nước ngoài lao động tại Việt Nam có đóng đoàn phí cho Công đoàn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công đoàn là gì? Công ty dưới 10 người có bắt buộc phải thành lập công đoàn hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công đoàn phải giúp cho mỗi đoàn viên, người lao động nhận thức sâu sắc hơn về Đảng,... từ đó nâng cao thu nhập, đời sống của mình và gia đình. Câu nói này của ai, trong bối cảnh nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa 13 có bao nhiêu chương, bao nhiêu điều?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam đề ra bao nhiêu nhóm chỉ tiêu hàng năm, bao nhiêu nhóm chỉ tiêu nhiệm kỳ?
Hỏi đáp Pháp luật
Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng hằng tháng bằng bao nhiêu phần trăm (%) tiền lương?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công đoàn
Nguyễn Thị Hiền
4,775 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công đoàn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào