Khi nào bắt buộc phải giảm tốc độ khi lái xe? Trong trường hợp nào phải đặt biển báo hạn chế tốc độ?

Cho tôi hỏi: Khi nào bắt buộc phải giảm tốc độ khi lái xe? Trong trường hợp nào phải đặt biển báo hạn chế tốc độ?- Câu hỏi của chị Tuyền (Hà Nội).

Khi nào bắt buộc phải giảm tốc độ khi lái xe?

Tại Điều 5 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT có quy định 12 trường hợp bắt buộc phải giảm tốc độ khi lái xe bao gồm:

(1) Có báo hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường;

(2) Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế;

(3) Qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức; nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường vòng; đường có địa hình quanh co, đèo dốc; đoạn đường có mặt đường hẹp, không êm thuận;

(4) Qua cầu, cống hẹp; đi qua đập tràn, đường ngầm, hầm chui; khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc;

(5) Qua khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung nhiều người; khu vực đông dân cư, nhà máy, công sở tập trung bên đường; khu vực đang thi công trên đường bộ; hiện trường xảy ra tai nạn giao thông;

(6) Khi có người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường;

(7) Có súc vật đi trên đường hoặc chăn thả ở sát đường;

(8) Tránh xe chạy ngược chiều hoặc khi cho xe chạy sau vượt; khi có tín hiệu xin đường, tín hiệu khẩn cấp của xe đi phía trước;

(9) Đến gần bến xe buýt, điểm dừng đỗ xe có khách đang lên, xuống xe;

(10) Gặp xe ưu tiên đang thực hiện nhiệm vụ; gặp xe siêu trường, xe siêu trọng, xe chở hàng nguy hiểm; gặp đoàn người đi bộ;

(11) Trời mưa; có sương mù, khói, bụi; mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, vật liệu rơi vãi;

(12) Khi điều khiển phương tiện đi qua khu vực trạm kiểm soát tải trọng xe, trạm cảnh sát giao thông, trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ.

Khi nào bắt buộc phải giảm tốc độ khi lái xe? Trong trường hợp nào phải đặt biển báo hạn chế tốc độ?

Khi nào bắt buộc phải giảm tốc độ khi lái xe? Trong trường hợp nào phải đặt biển báo hạn chế tốc độ? (Hình từ Internet)

Trong trường hợp nào phải đặt biển báo hạn chế tốc độ xe?

Tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT có quy định các trường hợp phải đặt biển báo hạn chế tốc độ xe bao gồm:

- Đối với đường đôi, đặt biển báo hạn chế tốc độ riêng cho từng chiều đường;

- Đặt biển báo hạn chế tốc độ cho một khoảng thời gian trong ngày (biển phụ, biển điện tử);

- Đặt biển báo hạn chế tốc độ riêng đối với các loại phương tiện có nguy cơ mất an toàn giao thông cao;

- Đặt biển báo hạn chế tốc độ có trị số lớn hơn 60 km/h (đối với đoạn đường trong khu vực đông dân cư), lớn hơn 90 km/h (đối với đoạn đường ngoài khu vực đông dân cư) cho các tuyến đường có vận tốc thiết kế lớn hơn vận tốc tối đa nhưng phải đảm bảo khai thác an toàn giao thông.

Theo đó cơ quan có thẩm quyền quyết định đặt biển báo hạn chế tôc độ là:

- Bộ Giao thông vận tải đối với đường bộ cao tốc;

- Cục Đường bộ Việt Nam đối với hệ thống quốc lộ và đường khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (trừ đường bộ cao tốc);

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý.

Trị số tốc độ ghi trên biển báo hạn chế tốc độ trên các đường nhánh ra, vào đường cao tốc là bao nhiêu?

Tại Điều 10 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT có quy định về đặt biển báo hạn chế tốc độ như sau:

Điều 10. Đặt biển báo hạn chế tốc độ
1. Việc đặt biển báo hạn chế tốc độ thực hiện theo quy định của pháp luật về báo hiệu đường bộ và phải căn cứ vào điều kiện thực tế của đoạn tuyến, tuyến đường về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, về lưu lượng, chủng loại phương tiện và về thời gian trong ngày.
Đối với dự án đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo công trình đường bộ, lắp đặt đầy đủ biển báo hạn chế tốc độ trước khi đưa công trình vào sử dụng. Đối với đoạn tuyến, tuyến đường bộ đang khai thác thuộc phạm vi quản lý, cơ quan quản lý đường bộ phải chủ động, kịp thời lắp đặt biển báo hiệu đường bộ theo quy định.
2. Trên các đường nhánh ra, vào đường cao tốc, khi đặt biển báo hạn chế tốc độ, trị số tốc độ ghi trên biển không được dưới 50 km/h.
....

Như vậy, trị số tốc độ ghi trên biển báo hạn chế tốc độ trên các đường nhánh ra, vào đường cao tốc là không được dưới 50 km/h.

Trân trọng!

An toàn giao thông
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về An toàn giao thông
Hỏi đáp Pháp luật
Lực lượng nào thực hiện tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông đường bộ?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/1/2025, bổ sung trường hợp phải giảm tốc độ, dừng lại khi có đèn xanh?
Hỏi đáp Pháp luật
03 trường hợp bị thu hồi bằng lái xe theo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/1/2025, xe đưa đón trẻ mầm non, học sinh phải có thiết bị ghi hình và người quản lý?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025 xe đưa đón trẻ em, học sinh phải có thiết bị cảnh báo chống bỏ quên trẻ?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh cấp 3 có được đi xe máy điện không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trời mưa có bắt buộc phải bật đèn xe không? Người lái xe không bật đèn xe khi trời mưa có bị tước bằng lái xe không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đi xe máy chạy quá tốc độ 10-20km/h bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Xe ô tô đỗ trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ bị phạt nhiều nhất bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đi xe máy chuyên dùng không có đèn chiếu sáng bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về An toàn giao thông
Lương Thị Tâm Như
405 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
An toàn giao thông
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào