Người thuê nhà được yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí tu sửa nhà không?
Người thuê nhà được yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí tu sửa nhà không?
Theo Điều 479 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê như sau:
Điều 479. Nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê
1. Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường.
Bên thuê không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê.
2. Bên thuê có thể tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí hợp lý.
Như vậy, người thuê nhà có thể yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí tu sửa nhà khi việc tu sửa nhà làm tăng giá trị cho căn nhà thuê và được bên cho thuê đồng ý với việc tu sửa nhà đó.
Người thuê nhà được yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí tu sửa nhà không? (Hình từ Internet)
Bên cho thuê nhà có nghĩa vụ tu sửa nhà thuê không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 477 Bộ Luật Dân sự 2015, việc bảo đảm giá trị sử dụng của căn nhà mình cho thuê là nghĩa vụ của bên cho thuê nhà. Cụ thể:
Điều 477. Nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê
1. Bên cho thuê phải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa.
2. Trường hợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên thuê thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây:
a) Sửa chữa tài sản;
b) Giảm giá thuê;
c) Đổi tài sản khác hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu tài sản thuê có khuyết tật mà bên thuê không biết hoặc tài sản thuê không thể sửa chữa được mà do đó mục đích thuê không đạt được.
3. Trường hợp bên cho thuê đã được thông báo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời thì bên thuê có quyền tự sửa chữa tài sản thuê với chi phí hợp lý, nhưng phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa.
Như vậy, nghĩa vụ của bên cho thuê nhà là phải đảm giá trị sử dụng của tài sản như đã thoả thuận với người thuê nhà, có trách nhiệm sửa chữa nhà nếu bị hư hỏng.
Trường hợp người thuê nhà đã thông báo cho bên cho thuê mà bên cho thuê không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời thì người thuê nhà có quyền tự sửa chữa, nhưng phải thông báo việc tự sửa chữa cho người thuê nhà.
Sau khi đã thông báo cho bên cho thuê nhà và tu sửa, người thuê nhà có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa.
Bên cạnh đó, bên cho thuê nhà còn có một số nghĩa vụ khác đối với người thuê nhà. Cụ thể, tại Điều 476 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định bên cho thuê có nghĩa vụ giao tài sản thuê cho người thuê:
Điều 476. Giao tài sản thuê
1. Bên cho thuê phải giao tài sản cho bên thuê đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, tình trạng, thời điểm, địa điểm đã thỏa thuận và cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản đó.
2. Trường hợp bên cho thuê chậm giao tài sản thì bên thuê có thể gia hạn giao tài sản hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại; nếu tài sản thuê không đúng chất lượng như thỏa thuận thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê sửa chữa, giảm giá thuê hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Và tại Điều 478 Bộ Luật Dân sự 2015 cũng quy định bên cho thuê phải bảo đảm quyền sử dụng tài sản cho bên thuê, cụ thể như sau:
Điều 478. Nghĩa vụ bảo đảm quyền sử dụng tài sản cho bên thuê
1. Bên cho thuê phải bảo đảm quyền sử dụng tài sản ổn định cho bên thuê.
2. Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản thuê mà bên thuê không được sử dụng tài sản ổn định thì bên thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Như vậy, bên cho thuê có trách nhiệm phải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận. Ngoài ra bên cho thuê còn có trách nhiệm thực các nghĩa vụ theo quy định Điều 476 và Điều 478 Bộ Luật Dân sự 2015.
Nếu nhà cho thuê bị hư hỏng trong quá trình sử dụng, bên thuê không biết về tình trạng hư hỏng của nhà thuê khi ký hợp đồng thuê nhà thì bên cho thuê có trách nhiệm phải thực hiện việc tu sửa, hoặc không kịp thực hiện việc tu sửa thì phải giảm giá thuê hoặc đổi cho người thuê nhà một căn nhà khác nếu có.
Trường hợp nào bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà?
Theo khoản 2 Điều 132 Luật Nhà ở 2014 bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Bên cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội cho thuê không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng điều kiện theo quy định;
- Bên thuê không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;
- Bên thuê sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng;
- Bên thuê tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê;
- Bên thuê chuyển đổi, cho mượn, cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê;
- Bên thuê làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên cho thuê nhà ở hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục;
- Thuộc trường hợp không thỏa thuận được giá thuê sau khi thực hiện cải tạo nhà ở.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?