Dấu mộc đỏ là gì? Cách đóng dấu tròn và dấu chức danh năm 2024 như thế nào?

Tôi có câu hỏi: Dấu mộc đỏ là gì? Cách đóng dấu tròn và dấu chức danh năm 2024 như thế nào? Câu hỏi của anh Thanh Chương - đến từ Gia Lai.

Dấu mộc đỏ là gì? Cách đóng dấu tròn và dấu chức danh năm 2024 như thế nào?

Dấu mộc đỏ hay còn gọi là con dấu pháp lý, là con dấu hình tròn hoặc vuông, sử dụng mực màu đỏ, được cấp cho các cơ quan nhà nước, tổ chức và doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Dấu mộc đỏ có giá trị pháp lý, được sử dụng để đóng trên các văn bản, tài liệu quan trọng nhằm xác nhận tính chính thống, hợp pháp của văn bản đó.

Căn cứ theo Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP, cách đóng dấu tròn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.

- Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.

- Các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục.

- Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.

- Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.

Mặt khác, đối với con dấu chức danh được sử dụng như sau:

- Dấu chức danh được đóng ở dưới chữ ký của người có thẩm quyền.

- Dấu đóng phải ngay ngắn, thẳng hàng với chữ ký.

- Dấu chức danh phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều.

- Nội dung của dấu chức danh bao gồm: Chức danh của người ký; Họ và tên của người ký.

Vừa rồi là câu trả lời cho câu hỏi: "Dấu mộc đỏ là gì? Cách đóng dấu tròn và dấu chức danh năm 2024 như thế nào?"

Dấu mộc đỏ là gì? Cách đóng dấu tròn và dấu chức danh năm 2024 như thế nào?

Dấu mộc đỏ là gì? Cách đóng dấu tròn và dấu chức danh năm 2024 như thế nào? (Hình từ Internet)

Hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động sử dụng con dấu?

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 99/2016/NĐ-CP, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động sử dụng con dấu bao gồm:

- Làm giả con dấu, sử dụng con dấu giả.

- Mua bán con dấu, tiêu hủy trái phép con dấu.

- Sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng.

- Cố ý làm biến dạng, sửa chữa nội dung mẫu con dấu đã đăng ký.

- Không giao nộp con dấu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đăng ký mẫu con dấu.

- Mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp con dấu; sử dụng con dấu của Cơ quan, tổ chức khác để hoạt động.

- Chiếm giữ trái phép, chiếm đoạt con dấu.

- Sử dụng con dấu chưa đăng ký mẫu con dấu.

- Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu.

- Đóng dấu lên chữ ký của người không có thẩm quyền.

- Không chấp hành việc kiểm tra con dấu, không xuất trình con dấu khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan đăng ký mẫu con dấu.

- Lợi dụng nhiệm vụ được giao trong quá trình giải quyết thủ tục về con dấu để sách nhiễu, gây phiền hà, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.

Để sử dụng con dấu cần đáp ứng điều kiện gì?

Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 99/2016/NĐ-CP, để sử dụng con dấu thì các cơ quan, tổ chức cần đáp ứng các điều kiện dưới đây:

[1] Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng.

[2] Việc sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải được quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức hoặc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

[3] Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có chức năng cấp văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ có dán ảnh hoặc niêm phong tài liệu theo quy định của pháp luật thì được phép sử dụng dấu nổi, dấu thu nhỏ hoặc dấu xi.

[4] Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Trường hợp cần thiết phải sử dụng thêm con dấu như con dấu đã cấp (dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi), thực hiện theo quy định sau đây:

- Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng thêm dấu ướt phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền;

- Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước tự quyết định việc sử dụng thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi;

- Tổ chức kinh tế tự quyết định việc sử dụng thêm con dấu.

Trân trọng!

Sử dụng con dấu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Sử dụng con dấu
Hỏi đáp Pháp luật
Dấu mộc đỏ là gì? Cách đóng dấu tròn và dấu chức danh năm 2024 như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Sử dụng con dấu
Dương Thanh Trúc
1,221 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Sử dụng con dấu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào