Mẫu đề xuất giải pháp để xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại cụ thể như thế nào?

Tôi có thắc mắc: Mẫu đề xuất giải pháp để xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại cụ thể như thế nào? (Câu hỏi của chị Quế Vân - Hải Dương)

Mẫu đề xuất giải pháp để xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại cụ thể như thế nào?

Tại cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 2024 tuần 3 với câu hỏi: Đồng chí có đề xuất giải pháp cụ thể gì đối với xây dựng Thủ đô gắn với việc thực hiện 1 trong các tiêu chí sau: Văn hiến - Văn minh - Hiện đại (Lưu ý: Số lượng từ 250 từ đến tối đa không quá 500 từ).

Theo đó, dưới đây là môt số mẫu giải pháp để xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại, người dự thi có thể tham khảo như sau:

Mẫu đề xuất giải pháp để xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại (Mẫu 1)

Giải pháp cụ thể để xây dựng Thủ đô Hà Nội gắn với việc thực hiện tiêu chí "Văn hiến":

Thứ nhất, Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gồm:

- Bảo tồn di sản vật thể. Có kế hoạch cụ thể để trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa. Ngăn chặn các hành vi xâm hại di sản. Nâng cao nhận thức của người dân về giá trị di sản.

- Bảo tồn di sản phi vật thể: Thu thập, lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể như lễ hội, phong tục tập quán, di sản âm nhạc... Ứng dụng công nghệ vào công tác bảo tồn và quảng bá di sản phi vật thể. Tổ chức các hoạt động giới thiệu di sản phi vật thể đến du khách.

Thứ hai, Phát triển giáo dục và đào tạo thông qua nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập. Đồng thời, cải thiện cơ sở vật chất trường học. Nâng cao trình độ giáo viên. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, kinh tế, xã hội....; Tạo điều kiện cho người học được tiếp cận giáo dục chất lượng cao. Khuyến khích học tập suốt đời: Tổ chức các khóa học tập, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; Xây dựng xã hội học tập.

Thứ ba, Phát triển khoa học và công nghệ. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học. Hỗ trợ các nhà khoa học thực hiện các nghiên cứu khoa học có giá trị ứng dụng cao. Xây dựng các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu hiện đại. Ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ...


Mẫu đề xuất giải pháp để xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại (Mẫu 2)

Để xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố văn minh, hiện đại, xứng tầm là trái tim của cả nước, là hình ảnh thu nhỏ của đất nước Việt Nam văn minh, giàu đẹp.

Thứ nhất, nâng cao ý thức văn hóa của người dân. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục. Tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng Thủ đô văn minh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc xây dựng Thủ đô văn minh. Ngoài ra, có thể phát động phong trào "Toàn dân chung tay xây dựng Thủ đô văn minh"; các phong trào thi đua "Gia đình văn hóa", "Học sinh, sinh viên văn minh", "Cơ quan, đơn vị văn minh"...

Thứ hai, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm. Tăng cường lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm văn minh đô thị. Áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm văn minh đô thị.

Thứ ba, có chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân. Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về văn minh đô thị. Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng Thủ đô văn minh.

Thứ tư, xây dựng môi trường sống văn minh thông qua các biện pháp như sau: đảm bảo vệ sinh môi trường, quy hoạch đô thị hợp lý, nâng cao chất lượng dịch vụ công cộng, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội

Mẫu đề xuất giải pháp để xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại cụ thể như thế nào?

Mẫu đề xuất giải pháp để xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại cụ thể như thế nào? (Hình từ Internet)

Phạm vi quy mô điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 như thế nào?

Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 700/QĐ-TTg năm 2023, phạm vi quy mô điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 như sau:

[1] Phạm vi ranh giới lập điều chỉnh quy hoạch: Toàn bộ địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội với 30 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 12 quận; 17 huyện; 01 thị xã). Ranh giới hành chính được giới hạn như sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Vĩnh Phúc;

- Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam và tỉnh Hòa Bình;

- Phía Đông giáp các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên;

- Phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ.

[2] Quy mô lập quy hoạch: Khoảng 3.359,84 km2 (số liệu diện tích cụ thể sẽ được xác định trong quá trình nghiên cứu lập đồ án quy hoạch trên cơ sở cơ quan có thẩm quyền phê duyệt).

Mục tiêu điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 là gì?

Theo quy định tại Quyết định 700/QĐ-TTg năm 2023, mục tiêu điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 bao gồm:

- Phát triển Thủ đô Hà Nội là Thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; Thành phố kết nối toàn cầu, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

- Phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan toả, liên kết vùng đô thị; có mức sống và chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà.

- Thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh, thành phố trực thuộc thành phố; quản lý chặt chẽ việc phát triển nhà ở cao tầng tại khu vực trung tâm; rà soát và triển khai đồng bộ các chương trình cải tạo, chỉnh trang tái thiết đô thị. Ưu tiên phát triển các đô thị nhỏ và vùng ven đô để hỗ trợ phát triển nông thôn thông qua các mối liên kết đô thị - nông thôn. Đầu tư phát triển các đô thị có giá trị về văn hóa, lịch sử, di sản, du lịch, đô thị gắn với những địa bàn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch kết hợp hài hòa với phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường cảnh quan, tạo sự bền vững.

- Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô với sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hoà hai bên sông của Hà Nội.

Nghiên cứu tăng tỷ lệ đất phát triển đô thị; xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây (vùng Hòa Lạc, Xuân Mai);

Xây dựng đô thị thông minh trên cơ sở phát triển khu vực hai bên trục đường Nhật Tân - Nội Bài (Võ Nguyên Giáp); quy hoạch phát triển không gian ngầm đô thị, không gian xanh và không gian công cộng. Quy hoạch xây dựng khu vực nông thôn hài hoà, gắn với phát triển đô thị, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, kết nối đồng bộ với quy hoạch khu vực đô thị; khai thác hiệu quả cảnh quan thiên nhiên vùng nông thôn, hành lang xanh kết hợp với phát triển du lịch xanh.

- Là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng, quản lý đầu tư xây dựng và hoạch định chính sách, kiến tạo động lực phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm 2024 - Lịch âm hôm nay ngày mai - Chi tiết, đầy đủ cho cả năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 15 tháng 6 là ngày gì? Ngày 15 tháng 6 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Nhà nước có những chính sách nào đối với người cao tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm hôm nay 2024 - âm lịch hôm nay - xem lịch âm, dương 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài phát biểu ôn lại truyền thống ngày thành lập Đoàn 26 tháng 3 năm 2024 ngắn gọn?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án cuộc thi trực tuyến hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 kỳ 2?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án kỳ 4 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch dương tháng 4 năm 2024 đầy đủ, chính xác, mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
31 tháng 3 năm 2024 là ngày gì? 31 tháng 3 năm 2024 là ngày mấy âm? 31/3/2024 có phải ngày nghỉ lễ?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 29 tháng 3 là ngày lễ gì? 29/3 là ngày gì ở Đà Nẵng?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách kiểm tra mã vạch sản phẩm bằng ứng dụng Zalo chi tiết, đơn giản 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Dương Thanh Trúc
3,838 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào