Nội dung kiểm tra sát hạch cấp Giấy chứng nhận lương y năm 2024 là gì?
Nội dung kiểm tra sát hạch cấp Giấy chứng nhận lương y năm 2024 là gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 17 Thông tư 02/2024/TT-BYT nội dung kiểm tra sát hạch cấp Giấy chứng nhận lương y được quy định như sau:
Điều 17. Nội dung kiểm tra sát hạch:
a) Nội dung kiểm tra sát hạch lý thuyết: Lý luận chung; bệnh học và phương pháp điều trị, vị thuốc, bài thuốc (các đối tượng thuộc Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam, phần phương dược kiểm tra theo vị thuốc nam, bài thuốc nam) và các phương pháp không dùng thuốc y học cổ truyền;
b) Kiểm tra thực hành: Mỗi người dự kiểm tra sát hạch thực hành chọn ngẫu nhiên một người bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Hội đồng kiểm tra sát hạch quy định để làm bệnh án điều trị theo y học cổ truyền. Thời gian làm bệnh án điều trị không quá 60 phút. Thành viên Hội đồng kiểm tra sát hạch được phân công xem xét, đánh giá chất lượng bệnh án và kiểm tra một số kỹ năng thực hành như kỹ năng khám bệnh (vọng, văn, vấn, thiết), chẩn đoán, biện luận, thực hành châm cứu, xoa bóp, day bấm huyệt, nhận biết và phân tích tác dụng của vị thuốc, ý nghĩa của sự phối ngũ giữa các vị thuốc trong bài thuốc liên quan đến người bệnh.
Như vậy, nội dung kiểm tra sát hạch cấp Giấy chứng nhận lương y có hai phần như sau:
- Phần 1: kiểm tra sát hạch lý thuyết, bao gồm:
+ Lý luận chung
+ Bệnh học và phương pháp điều trị, vị thuốc, bài thuốc (các đối tượng thuộc Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam, phần phương dược kiểm tra theo vị thuốc nam, bài thuốc nam) và các phương pháp không dùng thuốc y học cổ truyền;
- Phần 2: kiểm tra thực hành, bao gồm:
+ Mỗi người dự kiểm tra sát hạch thực hành chọn ngẫu nhiên một người bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Hội đồng kiểm tra sát hạch quy định để làm bệnh án điều trị theo y học cổ truyền. Thời gian làm bệnh án điều trị không quá 60 phút.
+ Thành viên Hội đồng kiểm tra sát hạch được phân công xem xét, đánh giá chất lượng bệnh án và kiểm tra một số kỹ năng thực hành như kỹ năng khám bệnh (vọng, văn, vấn, thiết), chẩn đoán, biện luận, thực hành châm cứu, xoa bóp, day bấm huyệt, nhận biết và phân tích tác dụng của vị thuốc, ý nghĩa của sự phối ngũ giữa các vị thuốc trong bài thuốc liên quan đến người bệnh.
Nội dung kiểm tra sát hạch cấp Giấy chứng nhận lương y năm 2024 là gì? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc, nhiệm vụ của Hội đồng kiểm tra sát hạch Cấp giấy chứng nhận lương y là gì?
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 15 Thông tư 02/2024/TT-BYT, nguyên tắc và nhiệm vụ của Hội đồng kiểm tra sát hạch Cấp giấy chứng nhận lương y được quy định cụ thể là:
Điều 15. Nguyên tắc, nhiệm vụ của Hội đồng kiểm tra sát hạch và Tổ thư ký
1. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng kiểm tra sát hạch:
a) Hội đồng kiểm tra sát hạch hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận, tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch; ý kiến của thành viên Hội đồng phải bảo đảm cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học;
b) Hội đồng kiểm tra sát hạch họp khi có từ 3/4 thành viên Hội đồng tham dự; Trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt phải có văn bản ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng;
c) Chủ tịch Hội đồng kết luận trên cơ sở có ít nhất 2/3 ý kiến đồng thuận của các thành viên Hội đồng.
2. Nhiệm vụ của Hội đồng kiểm tra sát hạch:
a) Thẩm định, phê duyệt danh sách các trường hợp đủ và không đủ điều kiện dự kiểm tra sát hạch;
b) Tổ chức kiểm tra sát hạch:
- Báo cáo Bộ Y tế hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kế hoạch, thời gian, địa điểm tổ chức kiểm tra;
- Tổ chức kiểm tra sát hạch, tổ chức chấm bài theo đúng quy định tại Điều 17 Thông tư này.
c) Phê duyệt kết quả kiểm tra sát hạch lý thuyết và thực hành của từng đối tượng, lập danh sách các trường hợp đạt yêu cầu đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận lương y theo thẩm quyền.
Như vậy, nguyên tắc hoạt động của Hội đồng kiểm tra sát hạch là:
- Đồng thuận, tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch; ý kiến của thành viên Hội đồng phải bảo đảm cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học
- Chỉ họp khi có từ 3/4 thành viên Hội đồng tham dự; Trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt phải có văn bản ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Chủ tịch Hội đồng kết luận trên cơ sở có ít nhất 2/3 ý kiến đồng thuận của các thành viên Hội đồng.
Nhiệm vụ của Hội đồng kiểm tra sát hạch là:
- Thẩm định, phê duyệt danh sách các trường hợp đủ và không đủ điều kiện dự kiểm tra sát hạch;
- Tổ chức kiểm tra sát hạch:
+ Báo cáo Bộ Y tế hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kế hoạch, thời gian, địa điểm tổ chức kiểm tra;
+ Tổ chức kiểm tra sát hạch, tổ chức chấm bài theo đúng quy định tại Điều 17 Thông tư 02/2024/TT-BYT,
- Phê duyệt kết quả kiểm tra sát hạch lý thuyết và thực hành của từng đối tượng, lập danh sách các trường hợp đạt yêu cầu đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên
Tổ chức chấm điểm và cách tính điểm bài kiểm tra sát hạch cấp Giấy chứng nhận lương y như thế nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư 02/2024/TT-BYT quy định về tổ chức chấm điểm và cách tính điểm bài kiểm tra sát hạch cấp Giấy chứng nhận lương y như sau:
Thứ nhất, bài kiểm tra sát hạch lý thuyết:
- Bài kiểm tra sát hạch lý thuyết sau khi rọc phách được 02 người trong Hội đồng kiểm tra sát hạch chấm độc lập theo thang điểm 10.
- Kết quả điểm chấm bài của hai người không được chênh nhau quá 01 (một) điểm. Nếu chênh trên 01 (một) điểm hoặc bài thi có đơn yêu cầu phúc tra thì phải chuyển bài kiểm tra đó để Chủ tịch Hội đồng kiểm tra sát hạch tổ chức chấm công khai toàn Hội đồng.
- Trường hợp chênh không quá 01 (một) điểm thì điểm bài kiểm tra là điểm trung bình cộng của hai cán bộ chấm thi sát hạch lý thuyết;
Thứ hai, Chấm điểm kiểm tra thực hành:
- Hai người của Hội đồng kiểm tra sát hạch cùng kiểm tra thực hành và cho điểm độc lập. Điểm kiểm tra thực hành là điểm trung bình cộng của hai cán bộ kiểm tra sát hạch thực hành. Điểm kiểm tra thực hành không tổ chức phúc tra;
- Cách chấm điểm thực hành như sau:
+ Kỹ năng khám bệnh (vọng, văn, vấn, thiết): Tối đa được 02 điểm.
+ Chẩn đoán đúng: 03 điểm, sai: 0 điểm.
+ Phương pháp điều trị, bài thuốc hợp lý: Tối đa được 03 điểm.
+ Phân tích được quân, thần, tá, sứ của bài thuốc: Tối đa được 01 điểm.
+ Kỹ năng châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt: Tối đa được 01 điểm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?