Năm 2024, 5 đối tượng nào tiếp tục triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19?

Cho tôi hỏi: Năm 2024, 5 đối tượng nào tiếp tục triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19? Câu hỏi từ anh Sinh - Tây Ninh

Năm 2024, 5 đối tượng nào tiếp tục triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19?

Ngày 10/5/2024, Bộ Y tế có Công văn 2461/BYT-DP năm 2024 về việc hướng dẫn tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam đưa ra khuyến cáo cập nhật về các đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong thời gian tới.

Theo đó, tại Mục 1 Công văn 2461/BYT-DP năm 2024 đối tượng triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 bao gồm:

1. Đối tượng triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 bao gồm: Cán bộ y tế; người trên 50 tuổi, người có bệnh lý nền; người trên 18 tuổi chưa tiêm mũi nào; phụ nữ có thai.
2. Liều tiêm: Nếu chưa tiêm liều nào thì tiêm ngay 01 liều, nếu đã tiêm thì tiêm thêm 01 liều cách liều trước đó từ ít nhất 06 tháng bằng vắc xin được Bộ Y tế cấp phép sử dụng. Đối với phụ nữ có thai tiêm 01 liều vào mỗi thai kỳ và tiêm vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, ưu tiên tiêm vào giai đoạn giữa của thai kỳ.

Như vậy, năm 2024, 5 đối tượng tiếp tục triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 gồm có:

- Cán bộ y tế;

- Người trên 50 tuổi;

- Người có bệnh lý nền;

- Người trên 18 tuổi chưa tiêm mũi nào;

- Phụ nữ có thai.

Lưu ý: Nếu chưa tiêm liều nào thì tiêm ngay 01 liều, nếu đã tiêm thì tiêm thêm 01 liều cách liều trước đó từ ít nhất 06 tháng bằng vắc xin được Bộ Y tế cấp phép sử dụng.

Đối với phụ nữ có thai tiêm 01 liều vào mỗi thai kỳ và tiêm vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, ưu tiên tiêm vào giai đoạn giữa của thai kỳ.

Năm 2024, 5 đối tượng nào tiếp tục triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19?

Năm 2024, 5 đối tượng nào tiếp tục triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19? (Hình từ Internet)

Dịch Covid 19 lây truyền qua những đường nào?

Căn cứ tại Mục 2 Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 2609/QĐ-BYT năm 2023 có quy định về đường lây truyền SARS-CoV-2 như sau:

2. Đường lây truyền SARS-CoV-2
Các bằng chứng hiện tại cho thấy vi rút lây truyền qua 3 đường sau:
2.1. Lây truyền qua giọt bắn: Vi rút thường lây lan từ các tiểu phần dịch phát tán ra từ miệng hoặc mũi của người bị bệnh khi họ ho, hắt hơi, nói, hát hoặc thở. Sau đó, một người khác có thể bị nhiễm vi rút khi các tiểu phần dịch ô nhiễm văng bắn trực tiếp tới mắt, mũi, hoặc miệng trong các tình huống có tiếp xúc ở khoảng cách gần.
2.2. Lây truyền qua tiếp xúc: Lây nhiễm có thể xảy ra khi tay ô nhiễm do tiếp xúc với các dịch tiết, bề mặt ô nhiễm vi rút sau đó động chạm vào các vị trí nhạy cảm (mắt, mũi, miệng).
2.3. Lây truyền qua không khí: Vi rút có thể lây lan từ các tiểu phần dịch hô hấp nhỏ (hạt khí dung) phát tán ra từ miệng hoặc mũi của người bị bệnh khi họ ho, hắt hơi, nói, hát hoặc thở. Sau đó, một người khác có thể bị nhiễm vi rút khi hít phải hạt khí dung chứa SARS-CoV-2 khí ở khoảng cách gần. Vi rút cũng có thể lây lan ở những nơi thông khí kém hoặc ở nơi đông người, nơi có thực hiện các thủ thuật chăm sóc đường thở có tạo khí dung... do các giọt khí dung mang vi rút lơ lửng trong không khí và có thể phát tán trong phạm vi rộng hay còn gọi là lây truyền qua không khí trong phạm vi rộng.

Như vậy, SARS-CoV-2 có khả năng lây từ người sang người và được gọi là dịch COVID-19. SARS-CoV-2 (dịch Covid 19) lây truyền qua 3 đường như sau:

(1) Lây truyền qua giọt bắn

(2) Lây truyền qua tiếp xúc

(3) Lây truyền qua không khí.

Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn có trách nhiệm như thế nào trong phòng chống và kiểm soát lây nhiễm COVID-19?

Căn cứ tại Mục 4 Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 2609/QĐ-BYT năm 2023, khoa kiểm soát nhiễm khuẩn có trách nhiệm trong phòng chống và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 như sau:

- Đầu mối cập nhật các quy định, quy trình, hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Phối hợp với các phòng, khoa, bộ phận liên quan tổ chức tập huấn cho nhân viên y tế, truyền thông cho người bệnh về phòng ngừa lây nhiễm COVID-19 và các bệnh dịch truyền nhiễm khác trong bệnh viện và cộng đồng.

- Tổ chức các hoạt động phòng ngừa lây nhiễm COVID-19 phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của khoa kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Đầu mối tổ chức giám sát, hỗ trợ việc tuân thủ các thực hành phòng ngừa lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Trân trọng!

Tiêm vắc xin
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêm vắc xin
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, 5 đối tượng nào tiếp tục triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19?
Hỏi đáp pháp luật
Có được phép từ chối tiêm vắc xin bệnh dịch truyền nhiễm không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêm vắc xin
Nguyễn Thị Hiền
1,067 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiêm vắc xin

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiêm vắc xin

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào