Quy định chung khi thiết kế đường và hè phố đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng theo Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 265:2002?

Tôi có thắc mắc: Quy định chung khi thiết kế đường và hè phố đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng theo Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 265:2002? (Câu hỏi của anh Long - Quảng Ninh)

Quy định chung khi thiết kế đường và hè phố đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng theo Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 265:2002?

Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 265:2002 quy định cụ thể như sau:

4. Quy định chung
4.1. Khi thiết kế đường và hè phố phải đảm bảo cho người tàn tật tiếp cận sử dụng. Bề mặt đường phải không trơn trợt, không có sự thay đổi độ cao đột ngột. Tại các nút giao thông, các lối công trình phải làm đường dốc để người tàn tật đi lại và đến được công trình.
4.2. Lối vào và đường trục chính của đường dạo trong công viên, khu vui chơi - giải trí, khu du lịch phải thiết kế để người tàn tật đi lại được.
4.3. Trên các điểm đỗ xe và điểm chờ xe có tính đến nhu cầu sử dụng của người tàn tật phải bố trí biển báo, biển chỉ dẫn.
4.4. Đường đi phải an toàn, dễ dàng đi lại, không bị vật cản và đủ rộng cho các xe lăn tránh nhau. Tại vị trí của các đường cắt ngang đường giao thông nên có các tấm lát dẫn hướng và tấm lát dừng bước dành cho người khiếm thị.
4.5. Các công trình được xây dựng trên đường và hè phố dành cho người đi bộ như trạm điện thoại công cộng, biển quảng cáo, các vật treo trên cao phải không gây cản trở cho người tàn tật.
4.6. Đường và hè phố phải được chiếu sáng đầy đủ, đảm bảo cho người đi đường không bị chói mắt hoặc bị che khuất nhất là ở nơi có sự thay đổi độ cao.
4.7. Tại các nút giao thông ngoài việc lắp đặt tín hiệu đèn giao thông, biển báo, biển chỉ dẫn nên có thêm các tín hiệu bằng âm thanh hoặc chữ nổi Brain để chỉ dẫn người khiếm thị khi qua đường.
Biển báo, biển chỉ dẫn phải được đặt đúng vị trí và dễ nhận biết. Kí hiệu quy ước về biển báo, biển chỉ dẫn cho người tàn tật được lấy theo quy định trong TCXDVN 264 : 2002 - Nhà và công trình - Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.

Như vậy, quy định chung khi thiết kế đường và hè phố đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng phải đảm bảo cho người tàn tật tiếp cận sử dụng, cụ thể:

- Bề mặt đường phải không trơn trợt, không có sự thay đổi độ cao đột ngột. Tại các nút giao thông, các lối công trình phải làm đường dốc để người tàn tật đi lại và đến được công trình.

- Lối vào và đường trục chính của đường dạo trong công viên, khu vui chơi - giải trí, khu du lịch phải thiết kế để người tàn tật đi lại được.

- Trên các điểm đỗ xe và điểm chờ xe có tính đến nhu cầu sử dụng của người tàn tật phải bố trí biển báo, biển chỉ dẫn.

- Đường đi phải an toàn, dễ dàng đi lại, không bị vật cản và đủ rộng cho các xe lăn tránh nhau. Tại vị trí của các đường cắt ngang đường giao thông nên có các tấm lát dẫn hướng và tấm lát dừng bước dành cho người khiếm thị.

- Các công trình được xây dựng trên đường và hè phố dành cho người đi bộ như trạm điện thoại công cộng, biển quảng cáo, các vật treo trên cao phải không gây cản trở cho người tàn tật.

- Đường và hè phố phải được chiếu sáng đầy đủ, đảm bảo cho người đi đường không bị chói mắt hoặc bị che khuất nhất là ở nơi có sự thay đổi độ cao.

- Tại các nút giao thông ngoài việc lắp đặt tín hiệu đèn giao thông, biển báo, biển chỉ dẫn nên có thêm các tín hiệu bằng âm thanh hoặc chữ nổi Brain để chỉ dẫn người khiếm thị khi qua đường.

Biển báo, biển chỉ dẫn phải được đặt đúng vị trí và dễ nhận biết. Kí hiệu quy ước về biển báo, biển chỉ dẫn cho người tàn tật được lấy theo quy định trong Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 264:2002 - Nhà và công trình - Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng.

Quy định chung khi thiết kế đường và hè phố đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng theo Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 265:2002?

Quy định chung khi thiết kế đường và hè phố đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng theo Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 265:2002? (Hình từ Internet)

Trên tuyến đường dành cho người đi bộ cần phải hạn chế những chướng ngại vật gì để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng?

Căn cứ Tiểu mục 5.18 Mục 5 Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 265:2002, trên tuyến đường dành cho người đi bộ cần phải hạn chế những chướng ngại vật sau đây để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng:

- Nắp đậy của những hố ga, đường ống ngầm có trên đường đi bộ phải ngang bằng với mặt đất và tuyệt đối không được dùng nắp đậy kiểu lưới mắt cao;

- Kích thước lỗ của các tấm thoát nước mưa đặt trên đường không được lớn hơn 20mm x 20mm;

- Khoảng cách của các vật treo nằm trong khoảng không gian của người đi bộ không được nhỏ hơn 2,0m;

- Ở lối sang đường dành cho người đi bộ có tấm lát dẫn hướng và đường dốc tấm vỉa không được bố trí hố thu nước mưa;

- Trên đường đi bộ nếu cần phải giữ lại cây cổ thụ, di tích hoặc có các vật chướng ngại nhô ra thì cần phải có biện pháp bảo vệ hoặc có biển cảnh báo, chỉ dẫn hoặc đặt các tấm lát dẫn hướng.

Đường dốc phần đường dành cho người đi bộ của cầu vượt và đường hầm phải thiết kế như thế nào để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng?

Căn cứ Tiểu mục 5.20 Mục 5 Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 265:2002, đường dốc phần đường dành cho người đi bộ của cầu vượt và đường hầm phải thiết kế như sau:

- Độ dốc phải đảm bảo từ 1/10 đến 1/12;

- Đường dốc mỗi lần lên cao 1,80m hoặc ở chỗ chuyển hướng, phải bố trí chiếu nghỉ có chiều dài không nhỏ hơn 2,0m.

- Chiều cao thông thủy trên phần đường dành cho người đi bộ của cầu vượt và đường ngầm không được nhỏ hơn 2,0m.

- Chiều cao thông thủy phía dưới đường dốc và đường có bậc nếu nhỏ hơn 2,0m phải có các biện pháp bảo vệ.

Trân trọng!

Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định chung về các loại phép thử trong lựa chọn người thử nghiệm nhân trắc sản phẩm công nghiệp theo TCVN 7633:2007?
Hỏi đáp Pháp luật
Đường ô tô lâm nghiệp được chia làm mấy cấp theo TCVN7025:2002?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp sắc ký lỏng để xác định hàm lượng vitamin D3 trong sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh theo TCVN 11675 : 2016?
Hỏi đáp Pháp luật
Quản trị dự án có thể bao gồm các vấn đề nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11866:2017?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở bảo dưỡng sửa chữa ô tô phải có trang thiết bị, dụng cụ tối thiểu nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11794:2017?
Hỏi đáp Pháp luật
Sức chứa tối thiểu và tối đa của nhà văn hóa thể thao là bao nhiêu người theo TCVN 9365:2012?
Hỏi đáp Pháp luật
Cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị được thiết kế quy hoạch gồm mấy loại theo TCVN 9257:2012?
Hỏi đáp Pháp luật
Quản lý rủi ro an toàn thông tin được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10295 : 2014?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý các công trình thể thao theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4603:2012?
Hỏi đáp Pháp luật
Khuôn khổ theo dõi và đo lường sự thỏa mãn của khách hàng được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 10004:2015?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Nguyễn Thị Hiền
866 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào