Năm 2024 có được thay đổi mức vốn điều lệ của tổ chức tín dụng không?
Năm 2024 có được thay đổi mức vốn điều lệ của tổ chức tín dụng không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 37 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 (có hiệu lực từ 01/07/2024) quy định về những thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bao gồm:
Điều 37. Những thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện thủ tục thay đổi một trong những nội dung sau đây:
a) Tên, địa điểm đặt trụ sở chính của tổ chức tín dụng; tên, địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Mức vốn điều lệ, mức vốn được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Địa điểm đặt trụ sở chi nhánh của tổ chức tín dụng;
d) Nội dung, thời hạn hoạt động;
đ) Mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu; mua, bán, chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn; mua, nhận chuyển nhượng cổ phần dẫn đến trở thành cổ đông lớn. Chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông, người mua, nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của tổ chức tín dụng có trách nhiệm phối hợp với tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục xin chấp thuận đối với nội dung quy định tại điểm này.
...
3. Việc thay đổi địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân; việc thay đổi mức vốn điều lệ, chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
...
Như vậy, từ 1/7/2024, tổ chức tín dụng được thay đổi mức vốn điều lệ nhưng phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện thủ tục thay đổi.
Lưu ý: Trừ trường hợp thay đổi mức vốn điều lệ, chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân thì phải được thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Năm 2024, có được thay đổi mức vốn điều lệ của tổ chức tín dụng không? (Hình từ Internet)
Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép đã cấp cho tổ chức tín dụng trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 36 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về thu hồi Giấy phép như sau:
Điều 36. Thu hồi Giấy phép
1. Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép đã cấp trong trường hợp sau đây:
a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp Giấy phép;
b) Tổ chức tín dụng bị chia, bị sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức pháp lý;
c) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép;
d) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về dự trữ bắt buộc, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động;
đ) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyết định xử lý của Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;
e) Tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng có hiện diện thương mại tại Việt Nam bị giải thể, phá sản hoặc bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức đó đặt trụ sở chính thu hồi giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động.
...
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép đã cấp trong trường hợp sau đây:
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp Giấy phép;
- Tổ chức tín dụng bị chia, bị sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức pháp lý;
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép;
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về dự trữ bắt buộc, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động;
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyết định xử lý của Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;
- Tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng có hiện diện thương mại tại Việt Nam bị giải thể, phá sản hoặc bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức đó đặt trụ sở chính thu hồi giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động.
Người điều hành tổ chức tín dụng là những ai theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024?
Căn cứ tại khoản 25 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có quy định về người điều hành tổ chức tín dụng như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
25. Người điều hành tổ chức tín dụng bao gồm Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh và các chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.
...
Như vậy, người điều hành tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 là:
- Tổng giám đốc (Giám đốc);
- Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc);
- Kế toán trưởng;
- Giám đốc chi nhánh;
- Các chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.
Lưu ý: Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ 01/07/2024.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Chi tiết? Tết Âm lịch 2025 vào ngày nào?
- Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm B được quy định như thế nào?
- Các trường hợp nào không được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán?
- 1 inch bằng bao nhiêu cm? Phân loại đơn vị đo gồm những đơn vị nào?
- 06 thuật ngữ về mạng xã hội được quy định theo Nghị định 147 từ 25/12/2024?